Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xuất huyết dưới kết mạc: những điều cần biết

Kết mạc chứa các sợi thần kinh và nhiều mạch máu nhỏ. Những mạch máu này thường có thể nhìn thấy nhưng trở nên lớn và dễ nhìn hơn nếu mắt bị viêm. Những mạch máu này đôi khi dễ bị tổn thương và dễ vỡ mạch, từ đó xảy ra xuất huyết dưới kết mạc, xuất hiện dưới dạng mảng đỏ sáng hoặc đỏ tối trên màng cứng.

Nguyên nhân xuất huyết dưới kết mạc?

Phần lớn xuất huyết dưới kết mạc tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng. Vì phần lớn trường hợp xuất huyết dưới kết mạc không đau, người bệnh hầu hết chỉ được phát hiện khi tình cờ nhìn vào gương hoặc do người khác nhận thấy. Nhiều trường hợp xuất huyết dưới kết mạc tự phát được phát hiện đầu tiên do người khác nhìn thấy thấy một đốm đỏ trên nền trắng của mắt. Hiếm khi có mạch máu lớn bất thường hoặc gập góc do xuất huyết.

Những tác nhân dưới đây đôi khi có thể gây ra xuất huyết dưới kết mạc tự phát:

  • Hắt xì
  • Ho
  • Rặn/buồn nôn
  • Tăng áp lực tĩnh mạch ở đầu chẳng hạn khi nâng tạ hoặc thực hiện tư thế lộn ngược.
  • Dụi mắt hoặc đeo kính áp tròng
  • Một số loại nhiễm trùng cụ thể (viêm kết mạc) khi vi khuẩn hoặc virut làm yếu thành mạch máu nhỏ của kết mạc.
  • Rối loạn tình trạng y tế gây ra chảy máu hoặc ức chế đông máu bình thường

Xuất huyết dưới kết mạc cũng có thể không tự phát và xảy ra do nhiễm trùng mắt nặng, chấn thương đầu hoặc mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt hoặc mí mắt.

Triệu chứng và dấu hiệu?

Phần lớn thời gian, không có triệu chứng liên quan đến xuất huyết dưới kết mạc ngoài việc nhìn thấy máu ở lòng trắng của mắt.

  • Rất hiếm khi một người thấy đau khi bắt đầu xuất hiện. Khi chảy máu mới bắt đầu, một người có thể cảm thấy nặng ở mắt hoặc dưới mí mắt, cũng có thể thấy áp lực nhẹ xung quanh mắt. Không có đau đầu kèm theo. Khi xuất huyết được hồi phục, một số người có thể cảm thấy ngứa nhẹ ở mắt hoặc thuần túy cảm nhận sự thay đổi ở mắt.
  • Bản thân xuất huyết là một vùng đỏ sáng rõ cạnh nằm lên màng cứng. Toàn bộ lòng trắng của mắt đôi khi bị bao bởi máu.
  • Đối với xuất huyết dưới kết mạc tự phát, không có máu chảy ra từ mắt. Nếu thấm mắt bằng giấy ăn, sẽ không có máu trên đó.
  • Xuất huyết sẽ lớn hơn trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát và từ từ giảm dần về kích thước vì máu bị hấp thụ.

Hãy liên lạc ngay với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ nhãn khoa nếu xuất huyết dưới kết mạc không thuyên giảm trong vòng hai tuần hoặc xảy ra nhiều lần.

Tương tự, liên lạc với nhân viên y tế nếu bạn bị xuất huyết cả hai mắt cùng lúc hoặc xuất hiện dưới kết mạc xảy ra đồng thời với vết bầm tím da hoặc chảy máu lợi.

Hãy đi khám ngay lập tức nếu xuất huyết dưới kết mạc đi kèm

  • đau,
  • thay đổi thị lực (ví dụ, giảm thị lực, song thị, khó khăn khi nhìn),
  • tiền sử chấn thương hoặc sang chấn gần đây
  • tiền sử rối loạn chảy máu
Làm thế nào để chuyên gia y tế chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc?

Chuyên gia y tế sẽ khai thác tiền sử y tế và tiền sử dùng thuốc để tìm ra những sự kiện dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc và sẽ làm các xét nghiệm kiểm tra. Các dấu hiệu sinh tồn bao gồm huyết áp cũng được kiểm tra.

Nếu sang chấn là nguyên nhân, các xét nghiệm kĩ hơn sẽ thường được thực hiện.

Đối với trẻ mới sinh, xuất huyết dưới kết mạc có thể thỉnh thoảng là kết quả của quá trình sinh.

Điều trị

Vì xuất huyết dưới kết mạc có tính lành tính, thông thường không cần điều trị. Nước mắt nhân tạo không theo kê đơn có thể áp dụng đối với mắt bị khó chịu nhẹ. Không cần miếng che mắt.

Dùng aspirin hoặc các thuốc khác ức chế đông máu nên tránh. Nếu bạn đang dùng aspirin hoặc thuốc chống đông máu, hãy đến khám để xác định xem thuốc của mình nên dừng hay tiếp tục. Đừng nên ngừng dùng thuốc chông đông máu mà không theo lời khuyên của bác sĩ. Những thuốc này thường giúp bảo đảm tính mạng, chúng hiếm khi phải ngừng lại do xuất huyết dưới kết mạc.

Nếu xuất huyết dưới kết mạc liên quan đến sang chấn, bác sĩ nhãn khoa sẽ tìm ra các phương pháp điều trị khác cần để thúc đẩy quá trình hồi phục.

Nếu xuất huyết dưới kết mạc là kết quả của nhiễm khuẩn từ bên ngoài, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

Chứng này sẽ tự khỏi trong vòng một đến hai tuần. Bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn mà không có vấn đề lâu dài, tương tự với bầm tím nhẹ dưới da. Xuất huyết dưới kết mạc thay đổi màu sắc (thường đỏ sang da cam rồi sang vàng) khi hồi phục. Vết bầm tím trên da thường thay đổi theo nhiều hình thái từ xanh lá cây, đen và xanh khi hồi phục, vì mạch máu được nhìn thấy qua da. Vì kết mạc trong suốt nên xuất huyết dưới kết mạc không bao giờ có màu này.

Rất hiếm khi xuất huyết dưới da tái phát ở vị trí cũ của cùng một bên mắt. Trong trường hợp đó, có thể có mao mạch dễ vỡ bất thường trong kết mạc vì thành mạch mỏng và có xu hướng chảy máu tự phát. Bác sĩ nhãn khoa có thể xác định những tình trạng như vậy và đóng mạch không thiết yếu sử dụng nhiệt từ laser hoặc nhiệt điện.

Biến chứng có thể xảy ra

Xuất huyết dưới kết mạc sẽ không gây ra bất kì biến chứng nào trừ khi nó liên quan đến sang chấn với mắt hoặc tiền sử dễ bị bầm tím.

Tiên lượng

Tiên lượng của xuất huyết dưới kết mạc hoàn toàn tốt nếu không có chấn thương. Nó sẽ tự động thu nhỏ và biến mất trong vòng dưới hai tuần. Nó sẽ gây ra giảm thị lực do sẹo hoặc thay đổi về mắt khác.

Có thể phòng tránh xuất huyết dưới kết mạc được không?

Nếu bạn thường xuyên bị xuất huyết dưới kết mạc hoặc xuất huyết dưới kết mạc liên quan đến tình trạng dễ thâm tím hoặc chảy máu, bạn nên đi kiểm tra y tế để khám xem các vấn đề về đông máu hoặc chảy máu. Điều trị những tình trạng đó có thể phòng tránh xuất huyết trong tương lai.

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinenet
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm