Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư cổ tử cung khi mang thai

Ung thư từ lâu được coi là một căn bệnh đáng sợ và không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, ngược lại với suy nghĩ thông thường này, một số loại ung thư, nếu được phát hiện kịp thời, thì không chỉ có thể được kiểm soát mà còn có thể chữa khỏi được. Và ung thư cổ tử cung là một trong số những loại ung thư như vậy.

Một tin vui là nhiều phụ nữ mang thai bị ung thư cổ tử cung vẫn có thể sinh ra được các em bé khỏe mạnh.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Phần thấp nhất của tử cung được gọi là cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào niêm mạc cổ tử cung. Khi bạn mang thai, em bé sẽ phát triển tại phần trên của tử cung (còn gọi là thân tử cung). Thân tử cung được nối với âm đạo (hoặc đường dẫn sinh) thông qua cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường tại cổ tử cung nhân lên với tốc độ không kiểm soát được. Và một điều không may đó là, ung thư cổ tử cung lại tương đối phổ biến trong số những phụ nữ mang thai trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, bác sỹ sẽ thường xuyên tiến hành các xét nghiệm để phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung trong khi mang thai. Do vậy, những quốc gia này thường không ghi nhận được nhiều ca mắc ung thư cổ tử cung.

Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm, có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Một trong số những cách phổ biến nhất để chẩn đoán ung thư cổ tử cung là tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (pap smear)

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung trong khi mang thai

Các tế bào tại cổ tử cung không bị nhiễm trùng hoặc trở thành tế bào ung thư chỉ trong một đêm. Trên thực tế, những tế bào này sẽ phát triển dần dần thành tế bào tiền ung thư, trước khi trở thành tế bào ung thư. Phải mất vài năm thì tế bào tiền ung thư mới có thể phát triển thành tế bào ung thư được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình phát triển này có thể sẽ diễn ra rất nhanh và chỉ mất chưa đầy 1 năm để các tế bào phát triển thành ung thư.

Trong gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung, sự thay đổi các tế bào DNA là do virus HPV gây ra. Sự thay đổi cấu trúc DNA được gọi là đột biến. Đột biến có thể phá vỡ quá trình kiểm soát sự phát triển của tế bào. Do vậy, các tế bào vẫn sẽ tiếp tục tăng sinh kể cả khi không cần thiết. Những tế bào này sẽ dẫn đến việc hình thành các khối u và có thể diễn biến thành ung thư.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung khi mang thai

Mặc dù ung thư là một tình trạng bệnh nghiêm trọng, và chẩn đóan ung thư cổ tử cung khi đang mang thai có thể sẽ khiến bạn căng thẳng và vô cùng lo lắng, nhưng theo thống kê, chỉ có khoảng gần 3% số ca ung thư cổ tử cung được chẩn đoán trong khi mang thai.

Thông thường, xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) có thể phát hiện ra sự có mặt của ung thư cổ tử cung. Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên tiến hành xét nghiệm này nếu bạn thường xuyên hoặc bị ra máu bất thường khi mang thai.

Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai

Nếu bạn được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể của bạn. Bác sỹ có thể sẽ quyết định sẽ điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai dựa vào các yếu tố sau:

  • Loại ung thư cổ tử cung mà bạn mắc phải
  • Kích thước khối u và việc liệu khối u đã lan rộng chưa (xác định giai đoạn ung thư)
  • Bạn đã mang thai được bao lâu rồi

Bạn có muốn điều trị ung thư trong khi mang thai hay không, hay sẽ đợi sau khi sinh mới bắt đầu điều trị. Trừ khi ung thư lan rộng và gây ra những mối nguy lớn cho cả bạn và em bé nếu không được điều trị, còn nếu không, đa phần các bác sỹ sẽ khuyên bạn nên đợi đến khi sinh xong rồi mới điều trị.

Các lựa chọn điều trị ung thư cổ tử cung trong những giai đoạn khác nhau

Bác sỹ sẽ là người đánh giá và quyết định xem bạn sẽ được điều trị như thế nào và khi nào việc điều trị nên bắt đầu. Dưới đây là một số điều bạn nên chú ý, cho dù bạn được điều trị ra sao và vào lúc nào.

Trong giai đoạn sớm của thai kỳ

Nếu bạn phát hiện ung thư trong giai đoạn sớm của thai kỳ, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn bắt đầu điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, nếu đồng ý điều trị, bạn sẽ phải đình chỉ thai nghén ngay. Việc cứ để ung thư phát triển trong 6 tháng mà không điều trị (để đợi đến khi em bé có thể chào đời) cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Do vậy, bạn cần thảo luận thật kỹ với bác sỹ về trường hợp cụ thể của mình.

Nếu bạn không muốn điều trị và muốn tiếp tục mang thai, bác sỹ có thể sẽ quyết định bắt đầu điều trị khi bạn bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu y học hoặc dữ liệu ghi chép lại về việc điều trị ung thư trong khi mang thai. Đa số các phương pháp điều trị ung thư khi mang thai vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm

Trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ

Trong trường hợp phát hiện ung thư khi bạn đang trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên đợi sau khi sinh mới điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn phải đẻ mổ và có thể sẽ phải sinh sớm hơn (sinh non), thay vì chờ đợi đến ngày sinh và đẻ thường.

Ngay sau khi em bé được sinh ra, bác sỹ sẽ bắt đầu điều trị ung thư cho bạn. Trong suốt quá trình sinh mổ, bác sỹ cũng có thể sẽ quyết định cắt bỏ tử cung. Điều trị tiếp theo bao gồm xạ trị và hóa trị.

Nếu bạn có khối u nhỏ

Nếu bạn có khối u nhỏ, thì 2 lựa chọn điều trị thích hợp cho bạn là phẫu thuật cắt chóp cổ tử cung (cone biopsy) hoặc cắt bỏ tử cung. Cắt bỏ tử cung thường sẽ không được thực hiện nếu bạn đang mang thai và chỉ có một số ít phụ nữ thực hiện thủ thuật đặc biệt này. Cắt bỏ tử cung có thể dẫn đến việc chảy rất nhiều máu và có thể khiến em bé bị tử vong sau phẫu thuật.

Nếu bạn có khối u lớn

Nếu khối u của bạn lớn, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu hóa trị để kiểm soát sự phát triển của khối u cho đến khi em bé được sinh ra. Trong 3 tháng đầu, bạn sẽ không thể được điều trị hóa trị vì sẽ gây nguy hiểm cho em bé. Hóa trị có thể sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho em bé và trong một số trường hợp có thể gây sảy thai.

Các lựa chọn điều trị ung thư

Dưới đây là một số lựa chọn điều trị bác sỹ có thể gợi ý nếu bạn bị ung thư cổ tử cung và đang mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, việc lựa chọn có điều trị hay không phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Bạn có thể sẽ phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau, nhưng điều quan trọng là hãy trao đổi với bác sỹ về tất cả mọi thứ mà bạn sẽ phả trải qua và những ảnh hưởng của tình trạng ung thư (nếu không được điều trị) với em bé. Bạn cũng cần hiểu được việc điều trị sẽ ảnh hưởng đến em bé như thế nào để có thể đưa ra sự lựa chọn của mình.

Phẫu thuật

Bác sỹ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u và một số tế bào khỏe mạnh ở gần khối u. Phẫu thuật không gây ra quá nhiều nguy cơ với em bé và là một trong số những lựa chọn điều trị an toàn nhất cho ung thư cổ tử cung khi bạn đang mang thai.

Hóa trị

Hóa trị là việc sử dụng rất nhiều thuốc để phá hủy các tế bào ung thư. Hóa trị không phù hợp nếu bạn đang ở trong 3 tháng đầu thai kỳ vì sẽ gây ra rât snhiều nguy cơ cho em bé trong bụng. Trong 3 tháng đầu, các cơ quan bộ phận của em bé đang hình thành. Hóa trị trong thời gian này sẽ gây ra những dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí là sảy thai. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, bánh rau đã tạo ra một hàng rào bảo vệ quanh em bé, do vậy, thuốc khó có thể đến được em bé. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một lượng thuốc nhất định ảnh hưởng đến em bé và nguy cơ là tương đối ít.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Xạ trị có thể gây ra những tổn thương nhất định đến em bé. Do vậy, bác sỹ sẽ cố gắng tránh xạ trị càng nhiều càng tốt trong khi bạn đang mang thai. Nguy cơ xạ trị gây ra với em bé sẽ phụ thuộc vào liều xạ trị mà bạn sử dụng.

Điều trị hay chờ đợi?

Mặc dù số ca được chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là rất hiếm gặp, các chuyên gia y tế vẫn nhận thấy rằng, số lượng các trường hợp như vậy đang có xu hướng tăng lên, vì càng ngày càng có nhiều phụ nữ sinh con muộn hơn. Do việc chăm sóc em bé và tiếp tục mang thai là vấn đề được ưu tiên với những phụ nữ trong giai đoạn này, nên việc điều trị thường rất hạn chế.

Chưa có nhiều nghiên cứu về việc điều trị ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, do vậy, bác sỹ thường phải đánh giá nhiều lần để đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất cho mẹ và em bé trong bụng.

Không thể phủ nhận rằng, nếu đang mang thai và bị ung thư cổ tử cung thì có thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng. Nhưng như bài viết trên, có rất nhiều lựa chọn điều trị có thể giúp bạn điều trị khỏi hoàn toàn mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến em bé của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn nên trao đổi với bác sỹ về các lựa chọn điều trị cũng như các mối lo ngại của bạn.

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Momjunction
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm