Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tư vấn sử dụng khẩu trang trong thời điểm bùng phát dịch virus corona mới (2019-nCoV)

Hướng dẫn tạm thời của WHO ngày 29 tháng 1 năm 2020

Giới thiệu

Tài liệu này cung cấp các lời khuyên nhanh về việc sử dụng khẩu trang y tế trong cộng đồng, tại nhà và tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở những khu vực đã báo cáo các vụ dịch do virus corona mới năm 2019 (2019-nCoV). Tài liệu này cũng dành cho các chuyên gia y tế công cộng, phòng chống và kiểm soát nhiễm trùng (IPC), quản lý chăm sóc sức khỏe, nhân viên y tế và nhân viên y tế cộng đồng. Tài liệu sẽ được sửa đổi khi có thêm thông tin.

Với thông tin hiện có, có ý kiến cho rằng con đường lây truyền từ người sang người của 2019-nCoV là thông qua các giọt bắn hô hấp (khi ho, hắt hơi) hoặc tiếp xúc. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người có triệu chứng hô hấp (ví dụ: hắt hơi, ho, v.v.) đều có nguy cơ tiếp xúc với các giọt bắn hô hấp có khả năng nhiễm các virus, vi khuẩn trong đó.

Khẩu trang y tế là khẩu trang phẫu thuật hoặc thủ thuật phẳng hoặc xếp li (một số giống như cốc); chúng thường có quai để đeo.

Lời khuyên chung

Sử dụng khẩu trang y tế là một trong những biện pháp bảo vệ trước một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả 2019-nCoV ở các khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng khẩu trang là không cung cấp đủ khả năng bảo vệ và các biện pháp tương đương khác nên được áp dụng. Nếu sử dụng khẩu trang, cần phải được kết hợp với vệ sinh tay và các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng khác để ngăn chặn lây lan giữa người và người. WHO đã xây dựng hướng dẫn cho các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng, chăm sóc sức khỏe tại nhà (IPC) khi bị nhiễm 2019-nCoV.

Việc đeo khẩu trang y tế khi không được chỉ định có thể gây ra chi phí không cần thiết, gánh nặng mua sắm, tạo ra một cảm giác an toàn sai lầm và có thể bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác như thực hành vệ sinh tay. Ngoài ra, sử dụng khẩu trang không đúng cách có thể cản trở hiệu quả phòng bệnh.

Khuyến cáo cho cộng đồng

Người không có triệu chứng hô hấp (ho, khó thở) nên:

  • Tránh tụ tập tại các khu vực đông người, khu vực kín không thông thoáng;
  • Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét từ bất kỳ cá nhân nào có triệu chứng hô hấp 2019-nCoV (ví dụ: ho, hắt hơi,…);
  • Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên, rửa sạch tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong ít nhất 20 giây khi tay bị dính bẩn; chà tay bằng cồn nếu tay không dính bẩn;
  • Nếu ho hoặc hắt hơi cần che mũi và miệng bằng ống tay áo hoặc khuỷu tay hoặc khăn giấy, vứt bỏ khăn giấy ngay sau khi sử dụng và thực hiện vệ sinh tay;
  • Tránh chạm vào miệng và mũi;
  • Không bắt buộc phải đeo khẩu trang y tế, vì không có bằng chứng nào về tính hữu ích của mặt nạ để bảo vệ người không mắc bệnh. Tuy nhiên, khẩu trang y tế có thể được đeo ở một số quốc gia theo thói quen văn hóa địa phương. Nếu sử dụng khẩu trang, cần đeo đúng cách, tháo và vứt bỏ chúng vào thùng rác an toàn và rửa sạch tay sau khi tháo ra.

Người có triệu chứng hô hấp nên:

  • Đeo khẩu trang y tế và tìm kiếm sự chăm sóc y tế hoặc các phương thức phù hợp tại địa phương càng sớm càng tốt nếu phát hiện sốt, ho và khó thở;
  • Thực hiện theo lời khuyên về sử dụng khẩu trang thích hợp.

Chăm sóc tại nhà

Theo quan điểm hiện có về bệnh và lây truyền, WHO khuyến cáo rằng các trường hợp nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV nên được sử dụng các biện pháp phòng ngừa cách ly, được theo dõi trong môi trường bệnh viện. Điều này sẽ đảm bảo cả sự an toàn, chất lượng chăm sóc sức khỏe (trong trường hợp bệnh nhân triệu chứng xấu đi) và an ninh y tế công cộng. Tuy nhiên, vì một số lý do, bao gồm cả các tình huống chăm sóc bệnh nhân nội trú nhưng vắng mặt hoặc các bệnh nhân nội trú không an toàn (nghĩa là khả năng và nguồn lực hạn chế không thể đáp ứng nhu cầu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe), hoặc trong trường hợp từ chối nhập viện, có thể cần phải xem xét đến cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Hướng dẫn IPC cụ thể cho việc chăm sóc tại nhà nên được tuân theo.

Cá nhân nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV với các triệu chứng nhẹ nên:

  • Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên, rửa sạch tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong ít nhất 20 giây khi tay bị dính bẩn; chà tay bằng cồn nếu tay không dính bẩn;
  • Giữ khoảng cách với người khác xa nhất có thể (ít nhất 1 mét);
  • Để ngăn dịch tiết đường hô hấp ra ngoài, khẩu trang y tế cho cá nhân nên được sử dụng và đeo càng lâu càng tốt, nếu có thể sử dụng được. Đối với những người không thể chịu đựng được khẩu trang y tế, nên nghiêm túc áp dụng vệ sinh đường hô hấp, tức là che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy dùng một lần. Vứt bỏ khăn giấy sau khi sử dụng. Làm sạch tay ngay sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp;
  • Cải thiện không khí trong không gian sống bằng cách mở cửa sổ và cửa càng nhiều càng tốt.

Các cá nhân hoặc người chăm sóc bị nhiễm 2019-nCoV với các triệu chứng nhẹ nên:

  • Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên, sử dụng chà tay bằng cồn nếu tay không dính bẩn hoặc xà phòng và nước khi tay bị dính bẩn;
  • Giữ khoảng cách với cá nhân bị ảnh hưởng càng xa càng tốt (ít nhất 1 mét);
  • Đeo khẩu trang y tế khi ở cùng phòng với người bị ảnh hưởng;
  • Vứt bỏ khẩu trang ngay sau khi sử dụng. Làm sạch tay ngay sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp: rửa sạch tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong ít nhất 20 giây;
  • Cải thiện không khí trong không gian sống bằng cách mở cửa sổ càng nhiều càng tốt.

Tại các cơ sở y tế

Các cá nhân có triệu chứng về đường hô hấp nên:

  • Đeo khẩu trang y tế trong khi chờ đợi tại khu vực chờ hoặc trong quá trình di chuyển trong cơ sở;
  • Đeo khẩu trang y tế khi ở trong khu vực dành riêng cho các trường hợp nghi ngờ hoặc được xác nhận;
  • Không đeo khẩu trang y tế khi bị cách ly trong phòng đơn mà che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy dùng một lần, vứt bỏ khăn giấy vào thùng rác an toàn sau khi sử dụng, thực hiện vệ sinh tay ngay sau đó (rửa sạch tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong ít nhất 20 giây)

Nhân viên y tế nên:

  • Đeo khẩu trang y tế khi vào phòng nơi bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận bị nhiễm 2019-nCoV và trong mọi tình huống chăm sóc;
  • Sử dụng khẩu trang chuyên dụng để bảo vệ được chứng nhận như Viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH) chứng nhận N95, tiêu chuẩn FFP2 của Liên minh châu Âu (EU), hoặc tương đương, khi thực hiện các quy trình tạo khí dung như đặt nội khí quản, thủ thuật không xâm lấn thông khí, mở khí quản, hồi sức tim phổi, thông khí thủ công trước khi đặt nội khí quản và nội soi phế quản.

Quản lý sử dụng khẩu trang

Nếu đeo khẩu trang y tế, việc sử dụng và vứt bỏ phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo chúng có hiệu quả và để tránh bất kỳ sự gia tăng nào về nguy cơ lây truyền liên quan đến việc sử dụng và vứt bỏ khẩu trang không đúng cách.

Các thông tin sau đây về việc sử dụng đúng khẩu trang y tế bắt nguồn từ các thực hành trong môi trường chăm sóc sức khỏe:

  1. Đeo khẩu trang cẩn thận để che kín,vừa khít miệng và mũi và không có bất kỳ khoảng trống giữa mặt và khẩu trang;
  2. Trong khi sử dụng, tránh chạm vào khẩu trang;
  3. Khi bỏ khẩu trang không được chạm vào mặt trước mà chỉ cầm vào quai tháo ra;
  4. Rửa sạch tay sau khi vứt bỏ khẩu trang hoặc bất cứ khi nào bạn vô tình chạm vào khẩu trang đã sử dụng (rửa sạch tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong ít nhất 20 giây)
  5. Thay khẩu trang bằng khẩu trang khô, sạch, mới ngay khi chúng có dấu hiệu bị ẩm, ướt;
  6. Không sử dụng lại các khẩu trang sử dụng một lần;
  7. Bỏ khẩu trang sử dụng một lần sau mỗi lần sử dụng và vứt bỏ chúng ngay lập tức vào thùng rác an toàn có nắp đậy.

Khẩu trang vải (ví dụ như bông hoặc gạc) không được khuyến nghị trong mọi trường hợp. Tuy nhiên nếu không thể có khẩu trang y tế thích hợp, bạn có thể cân nhắc sử dụng khẩu trang vải và thực hiện theo đúng hướng dẫn về đeo khẩu trang cũng như rửa sạch tay say khi tháo bỏ khẩu trang.

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Bs Lê Minh Khánh - Viện y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ WHO
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm