Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sốt viêm tuyến bạch cầu: Những điều cần biết

Rất nhiều thanh thiếu niên yêu nhau vô cùng say đắm. Bạn có thể thấy rất nhiều cặp đôi âu yếm, nắm tay hay hôn công khai. Có một căn bệnh đặc hiệu, rất phổ biến ở giới trẻ gây ra bởi virus – Đó là sốt viêm tuyến bạch cầu (Glandular fever)

Sốt viêm tuyến bạch cầu: Những điều cần biết

Tình trạng sức khỏe này cũng được biết với tên gọi khác, như là bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm (Mononucleosis or Mono). Và đôi khi là căn bệnh của những nụ hôn bởi – bạn cũng có thể hiểu tại sao - nó truyền qua thông qua nước bọt.

Bởi nó là bệnh virus, vẫn chưa có phương cứu chữa cho bệnh sốt viêm tuyến bạch cầu. Tuy nhiên, triệu chứng và dấu hiệu giống với cảm cúm và thường sẽ khỏi sau 1 đến 2 tháng, theo các chuyên gia y tế. Chữa trị tập trung vào việc làm giảm thiểu những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Cũng có những liệu pháp tại nhà giúp đối phó với triệu chứng. Rất hiếm trường hợp khi sốt viêm tuyến bạch cầu gây tử vong.

Cũng không thể không xảy ra trường hợp bị sốt viêm tuyến bạch cầu và mắc cách bệnh nhiễm trùng thứ phát như viêm amidan và viêm xoang. Cũng có một vài biến chứng đi kèm với bệnh virus. Bao gồm viêm gan hay to lách. Ở một số rất ít các trường hợp, lách sưng to bởi sốt viêm tuyến bạch cầu có thể bị giập vỡ và cần phẫu thuật. Giập vỡ lách thường do tăng áp lực ổ bụng, như khi đang chơi thể thao.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Virus gây chứng sốt viêm tuyến bạch cầu là virus Epstein-Barr hay EBV, thuộc họ virus Herpes. EBV cũng được xem là một trong những virus gây viêm nhiễm phổ biến nhất cho loài người trên thế giới.

Như những gì đã đề cập trước đó, loại virus này lan truyền thông qua nước bọt. Nó không chỉ thông qua những nụ hôn mà sốt viêm tuyến bạch cầu có thể nhiễm qua đường khác – nó có thể thông qua việc hắt xì, ho và dùng chung đồ với người mang virus EBV.

 

Bạn có thể đã mắc bệnh sốt viêm tuyến bạch cầu rồi nhưng chưa phát hiện ra ngay. Đó là bởi những triệu chứng và dấu hiệu thường xuất hiện sau 4 đến 8 tuần sau khi bị nhiễm. Tuy nhiên, cũng có thể có người mắc bệnh mà không có bất cứ một triệu chứng nào. Cũng không ít trường hợp sốt viêm tuyến bạch cầu ở trẻ em tự khỏi mà không gây bất cứ dấu hiệu đáng chú ý nào.

Những người ở độ tuổi từ 15 đến 30 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Và với những người tiếp xúc với nhiều người cũng có khả năng mắc bệnh. Y tá, người chăm sóc hay những người dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ.

Dấu hiệu và triệu chứng

Rất khó để phân biệt bệnh sốt viêm tuyến bạch cầu với bệnh cảm hay bệnh do các virus thông thường khác bởi triệu chứng cơ bản là giống nhau. Một số trường hợp thì không có triệu chứng nào rõ rệt nhưng nếu có thì phải mất 4 đến 8 tuần sau khi bị nhiễm EBV.

Những triệu chứng phổ biến nhất bao gồm sưng các hạch ở cổ và ở những vị trí khác, sốt, đau đầu, yếu cơ, ra mồ hôi ban đêm và đau họng. Người bệnh có thể thấy ớn lạnh, mất cảm giác ngon miệng, nổi ban, sưng mắt và đau quanh và phía sau nhãn cầu.

Trong vòng 1 đến 2 tháng, các triệu chứng có thể tự hết. Theo các chuyên gia, hầu hết bệnh nhân sẽ trở lại cuộc sống bình thường chỉ trong vòng 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, nó có thể gây mệt mỏi khi bệnh kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Chữa trị và liệu pháp tại nhà

Bởi căn bệnh gây ra bởi virus nên vẫn chưa có thuốc chữa. Kháng sinh không được sử dụng cho bệnh nhân này bởi nó không đáp ứng với virus. Tuy nhiên, bác sỹ có thể kê đơn thuốc làm giảm đau, viêm họng xuất hiện kèm theo với bệnh.

Cũng có một vài giải pháp chăm sóc tại nhà giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Bao gồm nghỉ ngơi và tăng lượng nước trong cơ thể. Có thể tự mua và sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh là gì?

Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm