1. Thường xuyên rửa tay của bạn
Mùa đông cũng là mùa của cảm lạnh và cảm cúm. Hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên rửa tay của mình bằng dung dịch rửa tay trước khi chạm vào trẻ. Việc rửa tay sẽ giúp bạn dự phòng được tình trạng làm lây truyền bất kỳ loại vi khuẩn nào sang cho trẻ. Bạn cũng nên yêu cầu tất cả khách của gia đình mình nên rửa tay trước khi muốn chạm vào trẻ.
2. Cho trẻ bú mẹ
Cho trẻ bú mẹ là cách tốt nhất để củng cố hệ miễn dịch của trẻ. Cho bú mẹ cũng sẽ giúp trẻ tránh xa được các tình trạng nhiễm trùng và cảm lạnh. Do vậy, hãy cố gắng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu.
3. Tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm chủng
Hãy chắc chắn rằng trẻ nhỏ nhà bạn không bỏ qua bất cứ lịch tiêm chủng nào. Tiêm vaccine sẽ giúp giữ trẻ an toàn khỏi các dịch bệnh tăng cao trong mùa đông. Trong trường hợp trẻ bị lỡ lịch tiêm chủng, bạn nên gọi điện và kiểm tra với bác sỹ xem trẻ có thể sẽ tiêm bổ sung lại vào thời điểm nào sớm nhất có thể.
4. Giữ phòng luôn ấm
Duy trì nhiệt độ ấm trong phòng ngủ của trẻ trong suốt những ngày mùa đông khắc nghiệt là một điều rất quan trọng. Hãy đóng tất cả các cửa sổ vào ban đêm và cố gắng tránh không để bất cứ luồng khí lạnh nào xâm nhập vào phòng của trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đảm bảo độ thông khí trong phòng của trẻ.
5. Đảm bảo rằng trẻ có thể mặc quần áo thoải mái và đủ ấm
Đảm bảo rằng trẻ đã mặc đủ ấm và mặc quần áo thoải mái. Bạn cũng nên nhớ rằng, nhiệt độ phòng của trẻ có thể sẽ ấm sẵn rồi, do vậy, có thể trẻ sẽ không cần mặc quá nhiều lớp quần áo. Nên đeo găng và đi tất cho trẻ để giữ ấm lòng bàn tay và bàn chân của trẻ.
6. Mát xa nhẹ nhàng cho trẻ để cải thiện tuần hoàn máu
Đặc biệt trong mùa đông, việc mát xa nhẹ nhàng cho trẻ sơ sinh có thể giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Bạn có thể sử dụng một chút dầu ôliu, dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa để mát xa cho trẻ. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đóng kín các cửa và giữ phòng của trẻ đủ ấm trước khi bắt đầu mát xa cho trẻ. Bạn có thể tiến hành mát xa cho trẻ trước khi tắm từ 1-2 giờ hoặc mát xa cho trẻ trước khi đi ngủ để giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon hơn.
7. Tránh dùng quá nhiều các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ.
Không khí lạnh và khô có thể sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da của trẻ. Da của trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm. Vì thế, bạn nên tránh sử dụng quá nhiều các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh như xà phòng, dầu gội đầu và sữa tắm trong mùa đông. Trẻ nhỏ có thể sẽ bị mẩn đỏ vì da bị khô quá mức do sử dụng các loại sản phẩm này trong mùa đông. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn chỉ nên thường xuyên tắm cho trẻ bằng nước. Có thể sử dụng thêm một loại xà phòng nhẹ dành cho trẻ em 1 lần/tuần.
8. Thường xuyên dưỡng ẩm cho da của trẻ
Bạn nên tăng cường độ ẩm cho làn da nhạy cảm của trẻ bằng việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh. Dưỡng ẩm da cho trẻ là một trong số những việc quan trọng cần làm khi chăm sóc trẻ trong mùa đông. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tiến hành dưỡng ẩm cho trẻ để biết được những lưu ý cần thiết khi dưỡng ẩm da cho trẻ. Bạn cũng có thể sử dụng các giải pháp tự nhiên để mát xa và đồng thời dưỡng ẩm cho trẻ như dùng kem sữa (milk cream) hoặc bơ dầu (clarified butter – là bơ đã được đun chảy và tách sữa) để giữ da của trẻ luôn mềm mại.
9. Sử dụng máy làm ẩm không khí
Những tháng mùa đông có thể sẽ khiến bạn cần dùng máy sưởi trong phòng ngủ của trẻ. Nếu bạn sử dụng máy sưởi trong phòng của trẻ, hãy dùng thêm một máy làm ẩm không khí. Việc này sẽ giúp duy trì độ ẩm không khí trong phòng và ngăn chặn được tình trạng mất đi độ ẩm trên da của trẻ.
9 cách trên hi vọng sẽ giúp trẻ đảm bảo an toàn và khỏe mạnh trong suốt mùa đông lạnh giá. Nếu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh