Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng và cách phòng chống bệnh cúm A/H7N9

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), dịch cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ bùng nổ thành đại dịch.

Triệu chứng và cách phòng chống bệnh cúm A/H7N9

Hiện tại, dịch cúm A/H7N9 đang bùng phát trở lại tại Trung Quốc khiến nhiều người tử vong. Nước ta có đường biên giới chung dài với Trung Quốc, lại có quan hệ giao thương rất sôi động nên nguy cơ lây nhiễm cúm A/H7N9 từ nước bạn được Bộ Y tế đánh giá là rất cao. Chính phủ, các bộ ngành liên quan và nhiều địa phương trong cả nước đã xây dựng các phương án đối phó nhằm hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng nếu dịch cúm A/H7N9 xảy ra ở Việt Nam.

1. Một số thông tin về dịch cúm A/H7N9

Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gene từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao (trên 27%). Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu biết rõ ràng và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm từ người sang người. Tuy nhiên đa số các ca bệnh cúm A/H7N9 được phát hiện đều có tiếp xúc gần với các loại gia cầm bị nhiễm virus cúm A/H7N9.

Trước khi hoành hành gây chết người ở Trung Quốc, virus cúm A/H7N9 chưa từng gây bệnh ở người.

Trước khi hoành hành gây chết người ở Trung Quốc, virus cúm A/H7N9 chưa từng gây bệnh ở người, chủng cúm này thỉnh thoảng được phát hiện ở các loại chim, gà. Các chủng cúm trong "gia đình" virus cúm H7 đã khiến hơn 100 người nhiễm bệnh trong 10 năm qua. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Virus sinh học năm 2003, chủng cúm "họ hàng" với H7N9 là H7N7 đã bùng phát khiến 89 người Hà Lan nhiễm bệnh, một người chết.

Các chữ "H" và "N" trong tên của virus tương ứng với hai thành phần protein trên bề mặt virus (kháng nguyên) là hemagglutinin và neuraminidase. Virus cúm có tới 16 loại hemagglutinin và 9 loại neuraminidase tạo ra nhiều sự kết hợp khác nhau dẫn đến có nhiều chủng virus cúm với động lực khác nhau như cúm A/H1N1, H3N2, H5N1, H7N9...

2. Các triệu chứng của bệnh nhân cúm A/H5N1

Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cúm A H5N1 tương tự như các chủng cúm khác, bao gồm:

Sốt: Sốt cao 39 – 40 độ C.

Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.

Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng...

Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.

Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.

Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê...

Không ăn thịt gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc mà phải đem tiêu huỷ ngay khi phát hiện.

Chụp X quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A/H5N1: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.

Để chẩn đoán xác định nhiễm cúm A/H7N9 cần phải phân lập được virus từ bệnh phẩm là dịch lấy ở hầu họng hoặc dịch phế quản, định danh và xác định trình tự gene bằng kỹ thuật PCR hoặc nuôi cấy ở những phòng xét nghiệm virus hiện đại ở các viện Vệ sinh dịch tễ.

3. Phòng và điều trị bệnh cúm A/H7N9

Phòng bệnh

Đối với cá nhân:

Tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng hoặc hóa chất sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm, súc miệng, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối, TB...

Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm các vitamin nhóm A, C, thường xuyên luyện tập rèn luyện tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng vừa phải (Tính theo chỉ số BMI).

Điều trị ổn định các bệnh mãn tính nếu có như COPD, đái tháo đường, xơ gan. Bỏ rượu, thuốc lá, thuốc lào... nếu nghiện.

Trang bị bảo hộ đầy đủ bao gồm: Khẩu trang, mũ, kính, găng tay...khi chăn nuôi, mua bán, giết mổ gia cầm, không ăn thịt gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc mà phải đem tiêu huỷ ngay khi phát hiện.

Tiêm phòng: Hiện chưa có vac xin phòng cúm A/H7N9, Bộ Y tế khuyến khích người dân, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao, người già, trẻ em... nên tiêm phòng vacxin phòng cúm mùa đều đặn hàng năm vì loại vacxin này cũng có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tử vong do các chủng cúm nguy hiểm gây ra như cúm A/H5N1, H7N9...

Cần giám sát đàn gia cầm nuôi trong khu vực.

Đối với cộng đồng

Tuyên truyền cho người dân nắm được đầy đủ thông tin về dịch cúm để mỗi người chủ động có biện pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong lành, giám sát đàn gia cầm nuôi trong khu vực.

Khi phát hiện người dân có triệu chứng cúm phải cách ly điều trị tại cơ sở y tế để hạn chế lây lan cho người khác, đồng thời báo cho các cơ quan có chức năng để giám sát dịch tễ, bao vây dập dịch nếu có.

Điều trị

Đến nay, 2 loại thuốc có tác dụng điều trị đặc hiệu virus cúm A/H7N9 là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir được Bộ Y tế chuẩn bị sẵn để điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9.

Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tốt nhất trong thời gian 48h sau khi bị sốt nên bệnh nhân nghi mắc cúm cần đến các bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng. Các biện pháp hồi sức tích cực như: thở máy, lọc máu ngoài cơ thể, truyền máu, truyền huyết tương, trợ tim mạch... được áp dụng cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch tuy nhiên tỷ lệ tử vong là rất cao.

Bs: Trần Đức Băng - Theo Bv Đa khoa tỉnh Hưng Yên
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm