Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sụp mí mắt

Đã khi nào bạn soi gương và thấy mắt mình như bé lại do mí mắt bị sụp xuống chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.

Sụp mí mắt

Sụp mí mắt có thể xảy ra do chấn thương, tuổi tác hoặc các bệnh lí khác. Sụp mí có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên, có thể đến rồi đi hoặc kéo dài. Bệnh có thể xuất hiện khi mới sinh (sụp mí mắt bẩm sinh) hoặc có thể xuất hiện sau (sụp mí mắt mắc phải).

Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh mà sụp mí mắt có thể làm cản trở hoặc gây giảm thị lực tùy thuộc vào diện tích đồng tử bị che khuất. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ được khắc phục bằng can thiệp y tế hoặc tự nhiên.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sụp mí mắt, từ các nguyên nhân tự nhiên cho đến các bệnh lí nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân tự nhiên

Bất kì ai cũng có thể bị sụp mí mắt nhưng gặp nhiều nhất ở người già do quá trình lão hóa tự nhiên. Khi bạn già đi, gân của cơ nâng mí mắt sẽ bị dài ra và gây sụp mí mắt. Mặt dù vậy thì bệnh vẫn có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Một số trẻ bị sụp mí mắt bẩm sinh nhưng rất hiếm gặp.

Đôi khi nguyên nhân gây bệnh không xác định được nhưng một số trường hợp có thể do chấn thương hoặc bệnh lí thần kinh. Nguyên nhân gặp nhiều nhất gây ra sụp mí mắt bẩm sinh là cơ nâng mí mắt phát triển không hợp lí, ảnh hưởng đến khả năng mở mắt của bạn.

Những trẻ bị sụp mí mắt có thể bị nhược thị.

Bệnh lí nội khoa

Nếu mí mắt của bạn bị sụp xuống thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lí nội khoa, đặc biệt là nếu sụp mí xuất hiện ở cả hai bên mắt. Nếu chỉ một bên bị sụp mí thì có thể là do chấn thương thần kinh hoặc do lẹo (viêm và sưng mí mắt và thường không có hại). Phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc LASIK đôi khi có thể gây ra sụp mí mắt do kéo dãn cơ hoặc gân cơ nâng mí mắt.

Bệnh lí nghiêm trọng

Trong một số trường hợp, sụp mí mắt có thể gây ra bởi những bệnh lí nghiêm trọng hơn, ví dụ như đột quỵ, u não hoặc ung thư thần kinh hoặc cơ. Những rối loạn thần kinh ảnh hưởng tới thần kinh hoặc cơ của mắt như bệnh nhược cơ cũng có thể gây ra sụp mí mắt.

Triệu chứng

Triệu chứng chính của sụp mí mắt là mi mắt ở một hoặc hai bên bị sụp xuống. trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nhiều người bị sụp mí mắt hầu như không chú ý hoặc không xuất hiện mọi lúc. Bạn cũng có thể bị khô mắt, chảy nước mắt và bạn chú ý thấy khuôn mặt của mình trông mệt mỏi.

Khu vực có vấn đề chính là vùng xung quanh mắt và bạn có thể bị đau, hoặc trông có vẻ mệt mỏi. Một số trường hợp nặng phải nghiêng đầu sang một bên mỗi khi nói chuyện, thậm chí ngay cả trong những cuộc hội thoại bình thường.

Bác sĩ cần tìm hiểu tình trạng sụp mí mắt kéo dài để đảm bảo không có bệnh lí nguyên nhân tiềm ẩn nào. Đặc biệt quan trọng nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc các vấn đề khác khi bạn lần đầu tiên chú ý đến mình bị sụp mí mắt.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh của bạn, ví dụ như tần suất xuất hiện sụp mí mắt và triệu chứng của bạn xuất hiện bao lâu rồi. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân như khám bằng đèn khe, hoặc test Tensilon (để kiểm tra bệnh nhược cơ).

Điều trị

Điều trị sụp mí mắt tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu nguyên nhân khiến bạn bị sụp mí mắt là do tuổi tác hoặc bẩm sinh, bạn có thể không cần điều trị vì thường không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật tạo hình để làm giảm sụp mí.

Nếu sụp mí ảnh hưởng đến thị lực của bạn, bạn sẽ cần điều trị. Bác sĩ có thể khuyên bạn làm phẫu thuật. Đeo kính để nâng mí lên có thể là một lựa chọn khi sụp mí mắt chỉ là tạm thời vì bạn không thể đeo kính mọi lúc; hoặc trong trường hợp bạn không phù hợp để phẫu thuật.

Ở những trẻ bị sụp mí mắt, bác sĩ thường khuyến cáo phẫu thuật để phòng ngừa nhược thị.

Nếu sụp mí mắt do một bệnh lí nguyên nhân khác thì khi điều trị được nguyên nhân, mí mắt của bạn sẽ trở lại bình thường.

Phòng bệnh

Không có các nào để phòng ngừa sụp mí mắt. Chỉ có biết được các triệu chứng và đi khám mắt định kì có thể hữu ích cho bạn. Nếu bạn chú ý thấy trẻ bị súp mí, hãy cho trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để điều trị và theo dõi bởi sụp mí kéo dài có thể ảnh hưởng đến thị lực, khả năng hoạt động của trẻ.

Tiên lượng

Sụp mí thường không có hại đối với sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu sụp mí ảnh hưởng đến thị lực, bạn nên tránh lái xe cho đến khi bệnh đã được điều trị. Tiên lượng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra sụt mí. Hầu hết các trường hợp, sụp mí chỉ là vấn đề về thẩm mỹ. Tuy nhiên, sụp mí có thể là một dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hơn nên bạn luôn luôn nên đi khám bác sĩ khi phát hiện bất thường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên nối mi không nhỉ?

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm