Theo bác sĩ Trần Thanh Vỹ, Trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, vị trí tuyến giáp trạng nằm ở cổ. Đây là tuyến nội tiết quan trọng giúp điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn có thể gây ra các bệnh cường giáp, suy giáp, bướu lành tuyến giáp và ung thư tuyến giáp... với đặc điểm chung là xuất hiện khối u tuyến giáp (hay bướu cổ).
Bướu giáp nhân là tổn thương dạng khối nằm trong tuyến giáp, được phân loại thành nhân lành tính và ác tính, trong đó đa số trường hợp là nhân lành tính. Việt Nam mỗi năm có khoảng 115.000 người đi khám và chữa bệnh bướu giáp nhân. Tỷ lệ phát hiện bướu giáp nhân gần đây tăng nhiều do người dân ngày càng có ý thức tầm soát bệnh bằng siêu âm vùng cổ. Tại phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, 9 tháng đầu năm số người đến khám bướu giáp nhân là 4.134 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ 2015.
Bướu giáp có nguyên nhân sâu xa là rối loạn hệ miễn dịch. Một người có thể bị bệnh này từ khi mới sinh hoặc xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc đời. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 30 đến 55 tuổi. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp nhất là chế độ ăn uống thiếu iốt. Về giới tính, do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể nên phụ nữ thường dễ mắc các bệnh liên quan tới tự miễn hơn nam giới, do đó nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp và phát triển thành bướu giáp cao gấp 5 lần.
Các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh bướu giáp như gia đình có người bị bệnh tự miễn, phụ nữ mang thai, mãn kinh. Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng vi-rút, thuốc tim amiodarone và thuốc lithium tâm thần, phơi nhiễm bức xạ do điều trị phóng xạ vùng cổ, ngực hoặc tiếp xúc với bức xạ trong thử nghiệm hạt nhân, tai nạn… đều làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này.
Theo bác sĩ Vỹ, bướu giáp nhỏ không gây vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ. Bướu giáp kích thước lớn thường gây mất thẩm mỹ, khó thở, khó nuốt, gây ho, khàn tiếng… Ngoài ra còn khiến bệnh nhân bị nhiều rối loạn như mệt mỏi, tăng cân (do suy giáp) hoặc giảm cân ngoài ý muốn, dễ cáu gắt, khó ngủ, tim đập nhanh, suy tim (do cường giáp). Do vậy, bác sĩ khuyên mọi người khi bị các triệu chứng này nên đến các cơ sở y tế để được tầm soát và điều trị kịp thời, tránh tiến triển nặng thêm.
Trước đây, bướu giáp nhân thường được điều trị bằng phẫu thuật hay liệu pháp hormone. Các phương pháp này hiệu quả không cao, bướu có thể tiếp tục tiến triển gây chèn ép dẫn đến cường giáp, ung thư hóa, mất thẩm mỹ do sẹo xấu… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa tâm lý nhiều người bệnh e ngại, chần chừ đến bệnh viện điều trị khiến tình trạng nặng hơn.
Hiện nay phương pháp điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần RFA được ứng dụng khá phổ biến. Đây là phương pháp không cần phẫu thuật, được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, thay thế hơn 50% các ca điều trị bệnh này bằng phẫu thuật kinh điển như phẫu thuật hở, phẫu thuật nội soi.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.