Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Suy giáp và cường giáp có gì khác nhau?

Tuyến giáp, một tuyến hình bướm nằm ở cổ, đóng vai trò điều hòa sự trao đổi chất. Tuyến giáp không hoạt động hiệu quả có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh sức khỏe.

Suy giáp và cường giáp có gì khác nhau?

Suy giáp

Suy giáp là gì? Nói đơn giản, suy giáp là khi tuyến giáp của bạn không tạo ra đủ hoocmôn để hoạt động bình thường. Tuyến giáp là tuyến sẽ kiểm soát mọi mặt của quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong bệnh suy giáp, việc sản xuất hoocmôn sẽ bị chậm lại, dẫn đến việc làm chậm quá trình trao đổi chất, gây tăng cân. Suy giáp là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 4.6% dân số Mỹ.

Hiện nay, chưa có cách nào chữa khỏi bệnh suy giáp. Mặc dù vậy, có một vài loại thuốc có thể cải thiện được tình trạng này. Mục tiêu của việc điều trị là tăng cường chức năng tuyến giáp, khôi phục mức hoocmôn và cho phép bạn sống cuộc sống bình thường.

Viêm tuyến giáp Hashimoto là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy giáp. Trong trường hợp này, cơ thể bạn sẽ tự tấn công tuyến giáp của bạn. Theo thời gian, việc tấn công này làm tuyến giáp ngừng sản xuất hoocmôn và dẫn đến suy giáp. Giống như nhiều bệnh tự miễn khác, viêm tuyến giáp Hashimoto xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới.

Cường giáp

Như tên của nó, cường giáp xảy ra khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều hoocmôn tuyến giáp, thyroxine (hoocmôn T4) và triiodothyroxine (hoocmôn T3), và trở nên hoạt động quá mức. Nếu bạn bị cường giáp, tim bạn có thể sẽ đập nhanh hơn, hay cảm thấy thèm ăn hơn, hay lo âu, nhạy cảm với nhiệt và sụt cân đột ngột. Cường giáp thường xảy ra 3 trường hợp: viêm tuyến giáp, các tế bào tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoocmôn T4 hoặc một tình trạng tự miễn được gọi là bệnh Graves (bệnh Basedow).

Trong bệnh cường giáp, sự kích thích tuyến giáp (viêm tuyến giáp) sẽ làm cho các hoocmôn tuyến giáp đi vào máu quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến đau đớn và khó chịu. Viêm tuyến giáp cũng có thể xảy ra như một hậu quả của việc mang thai, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

Hạch tuyến giáp thường phổ biến ở cả bệnh suy giáp và cường giáp, những hạch này thường là lành tính. Trong bệnh cường giáp, những hạch này có thể dẫn đến việc gia tăng kích thước tuyến giáp hoặc sản xuất quá nhiều hoocmôn T4.

Bệnh Basedow gây ra do cơ thể tự tấn công chính mình. Việc tấn công này làm tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoocmôn. Nguyên nhân sâu xa của cường giáp thường là do các bệnh tự miễn.

Dùng thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật là các lựa chọn điều trị cho bệnh cường giáp. Nếu không được điều trị, cường giáp có thể dẫn đến loãng xương hoặc rối loạn nhịp tim. Cả bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh Basedow đều là những bệnh di truyền.

Sự khác nhau giữa suy giáp và cường giáp

Suy giáp gây ra những triệu chứng như giảm trao đổi chất, mệt mỏi. Tuyến giáp không hoạt động có thể làm giảm hoặc làm chậm các hoạt động chức năng của cơ thể.

Với cường giáp, bạn có thể thấy mình có nhiều năng lượng hơn. Bạn có thể sẽ bị sụt cân, thay vì tăng cân như trong bệnh suy giáp. Bạn có thể sẽ cảm thấy dễ lo âu, căng thẳng thay vì trầm cảm.

Khác biệt lớn nhất giữa 2 bệnh này là nồng độ hoocmôn. Suy giáp làm giảm lượng hoocmôn trong khi cường giáp lại làm tăng sản xuất hoocmôn.

Tại Mỹ, suy giáp là căn bệnh phổ biến hơn cường giáp. Mặc dù vậy, việc tuyến giáp hoạt động quá mức sau đó lại giảm hoạt động (và ngược lại) đều bất thường. Tìm một bác sỹ chuyên khoa về tuyến giáp, thường là bác sỹ nội tiết, là một phần quan trọng trọng kế hoạch điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết triệu chứng suy giáp ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Xem thêm