Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm sạch tai cho bé

Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể bé, đôi tai là một trong những vùng khá nhạy cảm và cũng khó vệ sinh nhất.

Tai được cấu tạo gồm ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài bao gồm loa tai (phần mà chúng ta có thể nhìn thấy, ống tai, và màng nhĩ. Chức năng của tai ngoài ra tiếp nhận âm thanh và truyền chúng tới phần tai giữa.

Ống tai bao gồm các tuyến có khả năng tạo ra ráy tai. Ráy tai tạo thành một lớp mỏng bao phủ ống tai và có tác dụng bảo vệ tai giữa khỏi bụi và chất bẩn.

Làm sạch tai cho bé hàng ngày

Tai của trẻ cần phải được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ các chất bẩn. Cách an toàn nhất để vệ sinh tai cho trẻ là sử dụng một miếng vải mềm hay bông lau ngoài tai. Nên nhớ rằng “không nên đưa những vật nhỏ hơn kích thước cùi chỏ” vào trong tai của trẻ. Đưa bất cứ thứ gì vào ống tai chỉ khiến bụi bẩn tiến vào trong tai sâu hơn.

Sử dụng nến xông tai (ear candling) và rửa tai bằng peroxide không được khuyến cáo thực hiện cho trẻ em. Việc xông tai bằng nến để làm sạch không mang lại kết quả tốt và có thể rất nguy hiểm cho trẻ.

Cách làm sạch ráy tai đã khô cứng

Trong trường hợp tai của trẻ bị tích tụ quá nhiều ráy tai đã khô cứng, bạn có thể làm mềm ráy tai bằng cách nhỏ một vài giọt dầu olive hay dầu khoáng.

Làm nóng dầu tới nhiệt độ da người bằng cách đổ dầu vào một cốc nhỏ và ủ ấm bằng tay.

Sử dụng một dụng cụ nhỏ giọt để nhỏ vài giọt dầu vào tai cần vệ sinh.

Cho trẻ nằm nghiêng với bên tai cần vệ sinh hướng lên trên và để dầu đọng trong tai khoảng vài phút.

Nghiêng nhẹ đầu trẻ để các giọt dầu kèm ráy tai chảy ra bên ngoài.

Khi nào nên cho trẻ đi tới bác sỹ

Tai của trẻ bị chảy máu, nhiều rỉ tai hoặc chảy mủ.

Tai đau khiến trẻ bị sốt hay tai việc nghe của trẻ gặp khó khăn.

Đồng thời cũng phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay trong trường hợp trẻ bị tắc một vật nào đó trong tai. 

Thông tim thêm tham khảo tại bài viết: Cách làm khô tai an toàn

Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm