Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạo lực gia đình – cách nào để giúp trẻ?

Nếu bạn là một đứa trẻ sống trong một gia đình đầy tiếng quát mắng và chửi rủa, ném đồ, xô xát và đánh đập - đó chính là bạo lực gia đình.

Chứng kiến bạo lực gia đình có thể rất buồn và khủng khiếp. Bạo lực tại nhà luôn luôn là sai trái và không bao giờ là lỗi của trẻ em. Các lời khuyên sau có thể giúp bạn hiểu nhiều hơn về các loại bạo lực, làm sao để giữ an toàn, những điều cần làm, địa điểm và cách tìm sự giúp đỡ nếu bạn hay người thân nào bị tổn thương hay đe dọa.

Bạo lực gia đình có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ

Bạo lực tại gia đình có thể xảy ra với bố mẹ, anh chị em hay một thành viên nào đó trong gia đình mà bạn quan tâm. Bạn có thể nhìn hay nghe thấy sự bạo hành xảy ra hoặc nó xảy ra với chính bạn. Khi bạo lực xảy ra với bạn hay anh chị em của bạn, nó được gọi là bạo hành trẻ em. Bạo lực gia đình có thể khiến bạn cảm thấy rất buồn, vô dụng và rối loạn.

Trẻ em thường nghĩ rằng chúng đã làm điều gì đó gây nên bạo lực tại gia đình mình. Điều này là không đúng nhưng đôi khi bạn có thể:

  • Cho rằng mình là nguyên nhân gây nên bạo lực.
  • Cảm thấy khủng khiếp, buồn bã, hổ thẹn, rối bời hay không vui.
  • Thấy mình bị bệnh, đau dạ dày hay đau đầu
  • Ngừng ăn hay không muốn ăn
  • Khóc rất nhiều
  • Giấc ngủ không tốt, gặp ác mộng hay tiểu trên giường
  • Không thể đi học
  • Mất hứng thú khi đến trường hay làm việc với bạn bè
  • Gặp rắc rối khi phải tập trung
  • Cảm thấy muốn chạy trốn
  • Cảm thấy tức giận và muốn làm đau chính mình hay ai đó hoặc muốn đập vỡ thứ gì đó
  • Gặp rắc rối khi nói chuyện, ví dụ bạn sẽ nói lắp
  • Lo lắng về sự an toàn của bạn hay một thành viên trong gia đình bị bạo hành
  • Uống thuốc hay uống rượu để đối phó

Các loại bạo lực

Bạo lực gia đình có thể gồm rất nhiều thứ khác nhau chứ không đơn giản là đánh đập. Có rất nhiều loại bạo hành khác nhau có thể xảy ra tại nhà. Bạo lực có thể gây ra bởi cha mẹ, anh chị em hay những người khác sống cùng gia đình bạn.

Một số ví dụ cho bạo hành gia đình có thể ảnh hưởng đến bạn:

  • Bạo lực thể chất: người nào đó làm đau bạn hay người thân của bạn bằng cách đánh, tát, xô đẩy, cắn, đá hay làm bỏng bạn hay người khác. Một số người ném hay phá vỡ đồ đạc trong nhà hay làm bị thương thú nuôi. Bạo lực thể chất cũng có thể bao gồm đe dọa sẽ làm tổn thương bạn hay thành viên khác trong gia đình bằng bất cứ cách nào vừa kể trên.
  • Bạo lực lời nói: người nào đó làm tổn thương bạn hay thành viên khác trong gia đình bằng việc hay la hét bởi những điều nhỏ nhặt và khó chịu ở bạn hoặc chính họ, gọi bạn hoặc người thân bằng những cái tên thô tục, hoặc hét lên, nói chuyện với bạn hoặc người thân một cách đáng sợ hay đe dọa.
  • Bạo lực tình dục: ai đó làm bạn sợ hãi hoặc tổn thương bằng việc chạm vào bộ phận riêng tư trên cơ thể trong khi bạn không muốn họ làm vậy, động chạm bạn theo thướng tình dục hay họ bắt bạn chạm vào bộ phận riêng tư của họ hoặc buộc bạn quan hệ hay xem hành vi quan hệ.
  • Bỏ mặc: ai đó làm tổn thương bạn bằng cách không chăm sóc đầy đủ cho bạn, không cho thức ăn, quần áo, an toàn, sự chú ý, tình cảm và tình yêu thương.

Nếu bạn nghĩ bạn hoặc ai đó trong gia đình đang bị lạm dụng

Có một số điều quan trọng mà bạn phải nhớ nếu bạn nghĩ rằng mình hay một thành viên khác trong gia đình đang bị lạm dụng. Đó là:

  • Người có xu hướng bạo lực sẽ cố gắng để khiến bạn cảm thấy có trách nhiệm, hổ thẹn và tội lỗi về những gì xảy ra trong nhà. Những điều họ đã làm sai và đó không phải là lỗi của bạn và cũng không phải một bí mật đặc biệt. Bạo lực gia đình là một tội ác.
  • Đừng tin lời họ nếu họ nói sẽ có điều gì đó tồi tệ nếu bạn nói cho ai đó về những gì xảy ra ở nhà. Sẽ có những người lắng nghe và giúp đỡ bạn.
  • Giữ bí mật chuyện bạo hành gia đình là hành vi thiếu an toàn. Sẽ ổn hơn nếu bạn nói cho ai đó và điều đó sẽ giúp bạn và gia đình an toàn hơn.
  • Không gì là kinh khủng đến mức không thể nói về nó
  • Sự trợ giúp sẽ luôn có sẵn

Nói cho ai đó về bạo lực gia đình và lạm dụng tại nhà.

Bạn có thể tố cáo bạo lực gia đình tại nhà và nhận giúp đỡ theo nhiều cách khác nhau

  • Tìm ai đó bạn cảm thấy thoải mái chia sẻ tin tưởng để nói ( có thể một người hàng xóm, giáo viên, một người bạn của bố mẹ hay những thành viên khác trong gia đình).
  • Nói chuyện với một người lớn đáng tin - người có thể giúp bạn an toàn và giúp ngừng tình trạng bạo lực tại nhà.
  • Dành thời gian và cố gắng giải thích bạn hay người thân bị lạm dụng hay bị tổn thương như thế nào. Có thể rất khó khăn và sợ hãi để nói ra và rất khó cho bạn để tìm từ chính xác để diễn đạt. Hãy dành thời gian và giải thích một cách tốt nhất có thể.
  • Thử sử dụng điện thoại, viết mọi thứ ra, vẽ một bức tranh hay gửi email hoặc thư - rất nhiều người cho rằng việc nói chuyện trực tiếp là rất khó không chỉ là trẻ em.
  • Nếu người làm tổn thương bạn và người thân là một thành viên trong gia đình, bạn có thể thấy an toàn hơn khi nói cho một người bên ngoài gia đình- như cô giáo, thầy cô tại phòng công tác học sinh, sinh viên, y tá hay người cố vấn, huấn luyện viên thể thao đáng tin hay đường dây nóng giúp đỡ trẻ em.

Giữ an toàn

  • Nói chuyện với người khác: tìm một người bạn có thể tin tưởng, người lắng nghe bạn. Đó có thể là ai đó trong gia đình , bạn của bố mẹ, người tư vấn, cô giáo, công an hay những người lớn đáng tin tưởng khác. Học sẽ giúp bảo vệ bạn
  • Duy trì việc nói chuyện với người khác: nếu bạn cảm thấy mình không được lắng nghe hay vấn đề của bạn không được giải quyết, hay tiếp tục nói cho đến khi có ai đó hành động và bạn cảm thấy an toàn. Đừng ngừng nói ra khi bạn chưa được lắng nghe.
  • Hãy nhớ rằng cơ thể của bạn thuộc về bạn: không ai nên chạm và bất cứ bộ phận nào trên cơ thể theo cách làm bạn cảm thấy sợ hãi hay bấn loạn hay bị thương. Chúng bao gồm những bộ phận riêng của cơ thể. Hãy chắc chắn nói với người nào đó dừng lại ngay nếu họ đang chạm vào bạn và khiến bạn đau hay khiến bạn cảm thấy bối rối hoặc không thoải mái.
  • Biết sự khác biệt giữa đụng chạm an toàn và không an toàn: một số đụng chạm là thân thiện và có ích như cái ôm của tình bạn hay thành viên trong gia đình, nắm tay một người bạn, chơi đấu vật với anh trai hay mát xa vai cho chị gái.

Làm gì nếu ai đó bạn biết bị lạm dụng

Nếu một người bạn nói rằng họ đang bị lạm dụng hay nghi ngờ họ đang gặp phải bạo lực gia đình:

  • Lắng nghe và tin tưởng bạn của mình, để họ thoải mái, thấu hiểu vấn đề và hãy hỗ trợ họ.
  • Cố gắng đừng biểu hiện shock
  • Khuyến khích họ nói với một người lớn mà họ tin tưởng hoặc báo cáo với cảnh sát và để bạn ấy biết rằn bạn sẵn sàng hợp tác nếu họ cần
  • Đừng giữ nó cho riêng mình - nói với một người lớn mà bạn tin tưởng. Điều này rất quan trọng để bạn của bạn được an toàn và tình trạng lạm dụng không tiếp diễn.
  • Đưa cho bạn ấy số điện thoại của các dịch vụ có thể giúp đỡ  và các địa chỉ online.
  • Giúp bạn ấy nói ra cho đến khi bạn cảm thấy được trấn an và an toàn.

Tìm sự giúp đỡ ở đâu

  • Đường dây nóng bảo vệ trẻ em 18001567 hoạt động 24/24
  • Cảnh sát 113
  • Bạn bè hoặc người thân
  • Cô giáo, tư vấn viên hay người lớn đáng tin

Những điều cần nhớ

  • Bạo lực gia đình không phải lỗi của bạn
  • Bạo lực gia đình là một tội ác
  • Nói với người khác vấn đề của bạn để nhận được sự giúp đỡ
  • Sự giúp đỡ luôn sẵn sàng cho người bị lạm dụng.
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm