Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp nhất

Chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe, đa số các chất dinh dưỡng cần thiết đến từ những bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, những bữa ăn thông thường hàng ngày có thể sẽ thiếu những vi chất dinh dưỡng rất quan trọng.

Dưới đây là 7 tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp nhất.

Thiếu sắt

Sắt là chất khoáng vô cùng thiết yếu. Sắt là thành phần chính của các tế bào hồng cầu, hồng cầu là nơi sắt kết hợp với hemoglobin và trao đổi oxy với tế bào. Có 2 loại sắt trong thực phẩm:

  • Sắt "hem": Đây là loại sắt mà cơ thể rất dễ hấp thụ, có thể từ 20 - 30%. Loại sắt này chỉ được tìm thấy trong thịt động vật, đặc biệt là thịt đỏ là loại thịt chứa rất nhiều sắt hem.

Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt hem nhất: thịt đỏ, gan, động vật có vỏ như sò, trai, hàu và cá mòi đóng hộp.

  • Sắt không "hem": Loại sắt này phổ biến hơn và được tìm thấy trong cả đồ ăn làm từ động vật và thực vật. Loại sắt này không được hấp thu tốt như sắt hem.

Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt không hem: các loại đậu, các loại hạt (hạt bí ngô, hạt vừng), bông cải xanh, cải xoăn và rau bina.

Thiếu sắt là một trong những tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số toàn cầu. Hậu quả phổ biến nhất của thiếu sắt chính là thiếu máu. Số lượng hồng cầu sẽ giảm xuống và máu không thể mang oxy đi nuôi cơ thể được nữa. Triệu chứng của thiếu máu bao gồm mệt mỏi, suy giảm miễn dịch và suy giảm chức năng não bộ.

Mặc dù vậy, bạn không nên bổ sung sắt trừ khi bạn thực sự cần. Quá nhiều sắt sẽ có hại cho cơ thể.

Vitamin C giúp cho việc hấp thu sắt dễ dàng hơn. Ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin C như cam, cải xoăn và ớt chuông cùng với những thức ăn giàu sắt sẽ tăng cường sự hấp thu sắt hơn.

Thiếu iod

Iod là vi chất quan trọng trong hoạt động của tuyến giáp và trong việc sản xuất hoocmôn tuyến giáp. Hoocmôn tuyến giáp tham gia vào rất nhiều quá trình trong cơ thể như quá trình tăng trưởng, phát triển trí não và duy trì sự vững chắc của xương. Hoocmôn tuyến giáp cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh tỷ lệ chuyển hóa.

Thiếu iod ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới. Triệu chứng của thiếu iod là phì đại tuyến giáp (bướu cổ). Thiếu iod cũng làm tăng nhịp tim, thở dốc và tăng cân. Thiếu iod nặng ở trẻ nhỏ có thể gây ra những hậu quả ngiêm trọng như chậm phát triển và rối loạn phát triển tâm thần.

Những thực phẩm giàu iod: rong biển, cá, chế phẩm từ sữa như sữa chua, trứng.

Thiếu vitamin D

Vitamin D là loại vitamin hòa tan trong chất béo, hoạt động như một loại hoocmôn steroid trong cơ thể. Vitamin D di chuyển từ trong máu vào các tế bào và phát tín hiệu cho tế bào biết nên kích hoạt hoặc giới hạn hoạt động của loại gen nào. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cholecalciferol được sản sinh dưới da, được các tế bào mỡ vận chuyển vào trong máu và sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Bởi vậy những người sống xa đường xích đạo sẽ có xu hướng thiếu vitamin D nhiều hơn vì ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Triệu chứng của thiếu vitamin D thường không rõ ràng, rất khó để nhận thấy và sẽ phát triển trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm.

Người lớn thiếu vitamin D có thể thấy các cơ bắp bị yếu, loãng xương và gia tăng nguy cơ gãy xương. Ở trẻ nhỏ, thiếu vitamin D có thể gây chậm phát triển thể chất và còi xương.

Thiếu vitamin D cũng là một trong số những nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, có rất ít loại thức ăn chứa loại vitamin này.

Những thức ăn giàu vitamin D bao gồm: dầu gan cá (dầu cá), những loại cá béo (như cá hồi, cá thu, cá mòi) và lòng đỏ trứng.

Những người thiếu vitamin D có thể sẽ phải uống bổ sung hoặc tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng. Chỉ bổ sung bằng thức ăn là rất khó để có đủ vitamin D.

Thiếu vitamin B12

Vitamin B12, hay còn gọi là cobalamin, là loại vitamin tan trong nước, cần thiết cho sự tạo máu cũng như các chức năng thần kinh và não bộ. Mọi tế bào trong cơ thể đều cần vitamin B12 để hoạt động bình thường, nhưng cơ thể lại không tự sản xuất ra vitamin B12 được. Bởi vậy, chúng ta chỉ có thể bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm và các loại thuốc hỗ trợ.

Vitamin B12 chỉ tìm thấy trong thực phẩm làm từ động vật. Bởi vậy những người không ăn thức ăn từ động vật (những người ăn chay) sẽ có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn.

Việc hấp thu vitamin B12 phức tạp hơn các loại vitamin khác, bởi cần sự hỗ trợ của một loại protein. Một vài người thiếu loại protein này sẽ cần phải tiêm B12 hoặc uống thuốc bổ sung với liều cao.

Triệu chứng của thiếu vitamin B12 là thiếu máu hồng cầu khổng lồ, một rối loạn về máu làm các tế bào hồng cầu phình to ra. Những triệu chứng khác bao gồm suy giảm chức năng não bộ và tăng nồng độ hoocmôn cysteine.

Những thực phẩm giàu vitamin B12: động vật có vỏ như nghêu sò, nội tạng động vật, thịt, trứng và sữa.

Thiếu canxi

Canxi rất cần thiết cho tất cả các tế bào. Canxi khoáng hóa xương và răng, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển, canxi cũng rất cần thiêt trong việc duy trì sự chắc khỏe của xương. Nếu không có canxi, tim, cơ bắp và dây thần kinh không thể hoạt động được.

Nồng độ canxi trong máu được điều chỉnh rất chặt chẽ, lượng canxi thừa sẽ được dự trữ trong xương. Khi cơ thể thiếu canxi, canxi sẽ được giải phóng từ xương. Đó là lý do vì sao triệu chứng phổ biến nhất của thiếu canxi là loãng xương (đặc biệt là ở người già) hoặc còi xương (ở trẻ nhỏ).

Những thực phẩm giàu canxi: cá có xương, các chế phẩm từ sữa và rau có lá xanh đậm (cải xoăn, rau bina, bông cải xanh và cải bắp).

Thiếu vitamin A

Vitamin A là loại vitamin cần thiết cho việc hòa tan chất béo. Vitamin A giúp hình thành và duy trì làn da, răng, xương và màng tế bào khỏe mạnh. Hơn nữa, vitamin A tạo ra các sắc tố mắt – rất cần thiết cho thị lực.

Có 2 loại vitamin A:

  • Retinol: Vitamin A dạng động vật: có nhiều trong thịt động vật như thịt, cá, thịt gia cầm và các sản phẩm làm từ sữa.
  • Tiền vitamin A- Beta-carotene: có nhiều trong thực vật như rau xanh, hoa quả. 

Thiếu vitamin A có thể gây ra những tổn thương trước mắt và lâu dài đối với mắt, có thể sẽ dấn đến mù lòa. Trên thực tế, thiếu vitamin A là nguyên nhân số 1 dẫn đến mù lòa trên thế giới. Thiếu vitamin A đồng thời cũng làm suy giảm chức năng miễn dịch, tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Những thực phầm giàu vitamin A dạng Retinol: nội tạng động vật, dầu gan cá.

Những thực phẩm giàu beta-carotene (tiền vitamin A): khoai lang, cà rốt, rau có lá xanh đậm.

Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc.

Thiếu magie

Magie là chất khoáng thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho việc hình thành răng và xương, tham gia vào hơn 300 phản ứng enzym.

Thiếu magie liên quan đến một số bệnh như tiểu đường typ 2, hộichứng chuyển hóa, bệnh tim và loãng xương. Triệu chứng chính của thiếu magie là rối loạn nhịp tim, chuột rút, hội chứng chân không yên, mệt mỏi và đau nửa đầu. Khó nhận thấy hơn, những triệu chứng lâu dài của thiếu magie là tăng huyết áp và kháng insulin.

Những thực phẩm giàu magie: Ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, socola đen, rau lá xanh.

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm