Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ có bị chậm nói không?

Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu các dấu hiệu chậm nói ở trẻ mới biết đi, các biện pháp can thiệp sớm và cách khắc phục.

Một đứa trẻ 2 tuổi điển hình có thể nói khoảng 50 từ và nói những câu có 2 hoặc 3 từ. Đến 3 tuổi, vốn từ vựng của trẻ tăng lên khoảng 1.000 từ và trẻ có thể nói những câu có 3 hoặc 4 từ. Nếu trẻ không đạt được những mốc quan trọng đó thì có thể chúng bị chậm nói.

Mặc dù các mốc phát triển giúp đánh giá sự tiến bộ của con bạn, nhưng đó cũng chỉ là những hướng dẫn chung. Bởi, mỗi trẻ có những khả năng phát triển theo tốc độ của riêng chúng. Nếu con bạn chậm nói thì không phải lúc nào điều đó cũng có nghĩa không ổn. Có thể đó chỉ đơn giản là nói muộn và biết đâu đứa trẻ có thể sẽ nói chuyện với bạn ngay trong thời gian ngắn.   

Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ khác nhau như thế nào?

Mặc dù cả hai thường khó phân biệt và thường được gọi chung nhưng có một số khác biệt giữa chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ.

Lời nói là hành động vật lý tạo ra âm thanh và từ. Trẻ chậm nói có thể cố gắng nhưng gặp khó khăn trong việc hình thành các âm chính xác để tạo thành từ. Chậm nói không liên quan đến khả năng hiểu hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong khi đó, chậm phát triển ngôn ngữ liên quan đến việc hiểu và giao tiếp, cả bằng lời nói và không bằng lời nói. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể tạo ra âm thanh chính xác và phát âm một số từ, nhưng chúng không thể hình thành các cụm từ hoặc câu có ý nghĩa. Chúng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu người khác nói gì.

Trẻ có thể chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ nhưng hai tình trạng này đôi khi chồng chéo lên nhau. Nếu bạn không biết con mình có thể mắc bệnh nào thì đừng quá lo lắng. 

Đọc thêm bài viết: Thế nào là suy dinh dưỡng?

Trẻ chậm nói là gì?

Kỹ năng nói và ngôn ngữ bắt đầu bằng tiếng thủ thỉ của trẻ sơ sinh. Nhiều tháng trôi qua, những tiếng bập bẹ dường như vô nghĩa dần trở thành từ dễ hiểu đầu tiên. Chậm nói là khi trẻ mới biết đi không đạt được các mốc phát triển nói thông thường. 

Điển hình của một đứa trẻ 3 tuổi?

Một đứa trẻ 3 tuổi điển hình có thể:

  • sử dụng khoảng 1.000 từ
  • gọi mình bằng tên, gọi người khác bằng tên
  • sử dụng danh từ, tính từ và động từ trong câu ba và bốn từ
  • hỏi câu hỏi
  • kể một câu chuyện, lặp lại một bài đồng dao, hát một bài hát

Những người dành nhiều thời gian nhất với trẻ mới biết đi có xu hướng hiểu chúng nhất. Khoảng 50 – 90% trẻ 3 tuổi có thể nói đủ tốt để mọi người có thể hiểu chúng nói gì.

Dấu hiệu chậm nói

Nếu em bé không càu nhàu hoặc phát ra âm thanh khác sau 2 tháng, đó có thể là dấu hiệu sớm nhất của việc chậm nói. Đến 18 tháng, hầu hết trẻ sơ sinh có thể sử dụng những từ đơn giản như “mama” hoặc “papa”. Dấu hiệu chậm nói ở trẻ lớn hơn là:

  • 2 tuổi: không sử dụng ít nhất 25 từ
  • 2,5 tuổi: không sử dụng các cụm từ 2 từ duy nhất hoặc kết hợp danh từ-động từ
  • 3 tuổi: không nói được ít nhất 200 từ, không hỏi tên đồ vật, khó hiểu ngay cả khi bạn sống với chúng
  • Mọi lứa tuổi: không thể nói những từ đã học trước đó

Nguyên nhân gây ra chậm nói?

Chậm nói có thể do thời gian biểu của bé hơi khác một chút và chúng sẽ bắt kịp. Nhưng chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ cũng có thể nói lên điều gì đó về sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Dưới đây là một số ví dụ.

Vấn đề với miệng

Chậm nói có thể chỉ ra vấn đề với miệng, lưỡi hoặc vòm miệng. Trong một tình trạng gọi là dính thắng lưỡicó thể gây khó khăn khi tạo ra một số âm thanh nhất định, cụ thể là:

  • D
  • L
  • R
  • S
  • T
  • Z
  • th

Dính thắng lưỡi cũng có thể khiến trẻ khó bú mẹ.

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ

Trẻ 3 tuổi có thể hiểu và giao tiếp phi ngôn ngữ nhưng không thể nói nhiều từ có khả năng bị chậm nói. Còn đứa trẻ có thể nói một vài từ nhưng không thể diễn đạt chúng thành các cụm từ dễ hiểu có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ. Một số rối loạn ngôn ngữ và lời nói có liên quan đến chức năng não và có thể là dấu hiệu của tình trạng khuyết tật học tập. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác gây chậm nói, rối loạn ngôn ngữ và chậm phát triển là do sinh non.

Chứng mất ngôn ngữ ở trẻ em là một chứng rối loạn thể chất khiến trẻ khó hình thành âm thanh theo đúng trình tự để tạo thành từ. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng đến giao tiếp phi ngôn ngữ hoặc hiểu ngôn ngữ.

Mất thính lực                              

Trẻ mới biết đi không nghe rõ hoặc nghe giọng nói bị bóp méo có thể gặp khó khăn trong việc hình thành từ ngữ. Một dấu hiệu của mất thính giác là con bạn không nhận ra một người hoặc đồ vật khi bạn gọi tên nhưng lại nhận ra nếu bạn sử dụng cử chỉ. Tuy nhiên, các dấu hiệu mất thính lực có thể rất tinh tế. Đôi khi chậm nói hoặc chậm ngôn ngữ có thể là dấu hiệu đáng chú ý duy nhất.

Thiếu kích thích từ môi trường

Trẻ học nói để tham gia vào cuộc trò chuyện. Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển lời nói và ngôn ngữ. Lạm dụng, bỏ bê hoặc thiếu kích thích bằng lời nói có thể khiến trẻ không đạt được các mốc phát triển.

Hội chứng tự kỷ

Đọc thêm bài viết: 6 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ rất thường thấy với chứng tự kỷ. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • lặp lại cụm từ thay vì tạo cụm từ
  • hành vi lặp đi lặp lại
  • giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ bị suy giảm
  • suy giảm tương tác xã hội
  • hồi quy lời nói và ngôn ngữ

Các vấn đề về thần kinh

Một số rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng đến các cơ cần thiết cho lời nói. Bao gồm:

  • Bại não
  • Loạn dưỡng cơ bắp
  • Chấn thương sọ não

Trong trường hợp bại não, mất thính giác hoặc các khuyết tật phát triển khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói.

Thiểu năng trí tuệ

Trẻ phát triển ngôn ngữ bị trì hoãn do thiểu năng trí tuệ. Nếu con bạn không nói được, đó có thể là một vấn đề về trí tuệ hơn là không có khả năng hình thành từ ngữ.

Chẩn đoán chậm nói

Bởi vì trẻ mới biết đi tiến triển khác nhau nên đây có thể là một thách thức để phân biệt giữa chậm phát triển và rối loạn ngôn ngữ. Có khoảng 10 đến 20% trẻ 2 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ, trong đó trẻ nam có nguy cơ rơi vào nhóm này cao gấp 3 lần. Khi cảm thấy nghi ngờ hãy đưa con đi gặp bác sĩ. Con bạn sẽ được xem xét khả năng nói và ngôn ngữ trên các mốc phát triển cũng như hành vi khác nhau.

Bác sĩ sẽ kiểm tra miệng, vòm miệng và lưỡi của con bạn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể kiểm tra thính giác của con bạn. Ngay cả khi con bạn có vẻ phản ứng nhanh với âm thanh, thì vẫn có thể bị mất thính giác, khiến từ ngữ nghe có vẻ lộn xộn. Tùy thuộc vào những phát hiện ban đầu, bác sĩ nhi khoa có thể giới thiệu bạn đến các bác sĩ chuyên khoa khác để đánh giá kỹ lưỡng hơn. Có thể bao gồm:

  • Nhà thính học
  • Nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ nói
  • Nhà thần kinh học
  • Dịch vụ can thiệp sớm

Điều trị chậm nói

Ngôn ngữ trị liệu

Phương pháp điều trị đầu tiên là liệu pháp ngôn ngữ nói. Nếu lời nói là sự chậm phát triển duy nhất, đây có thể là cách điều trị duy nhất cần thiết. Phương pháp này sẽ cung cấp một triển vọng tuyệt vời. Với sự can thiệp sớm, con bạn có thể nói được bình thường khi chúng bắt đầu đi học.

Bên cạnh đó, liệu pháp ngôn ngữ nói cũng có thể có hiệu quả như là một phần của kế hoạch điều trị tổng thể khi có một chẩn đoán khác. Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ sẽ làm việc trực tiếp với con bạn, cũng như hướng dẫn bạn cách giúp đỡ bé.

Điều trị can thiệp sớm

Nghiên cứu cho thấy rằng sự chậm phát triển về ngôn ngữ và lời nói ở độ tuổi từ 2,5 tuổi đến 5 tuổi có thể dẫn đến khó đọc ở trường tiểu học. Chậm nói cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi và xã hội. Khi được chẩn đoán sớm, thường là khoảng năm 3 tuổi, trẻ thường sẽ được điều trị can thiệp và có thể hòa nhập với xã hội bình thường. 

Điều trị tình trạng cơ bản

Khi chậm nói có liên quan đến một tình trạng cơ bản hoặc xảy ra với một chứng rối loạn cùng tồn tại, điều quan trọng là phải giải quyết những vấn đề đó. Điều này có thể bao gồm:

  • trợ giúp cho các vấn đề về thính giác
  • khắc phục các vấn đề về thể chất và miệng hoặc lưỡi
  • lao động trị liệu
  • vật lý trị liệu
  • Llệu pháp phân tích hành vi ứng dụng (AHA)
  • quản lý rối loạn thần kinh

Cha mẹ có thể làm gì?

Sau đây là một số cách bạn có thể khuyến khích trẻ nói:

  • Nói chuyện trực tiếp với trẻ, ngay cả khi chỉ để thuật lại những gì bạn đang làm.
  • Sử dụng cử chỉ và chỉ vào đồ vật khi bạn nói những từ tương ứng. Bạn có thể làm điều này với các bộ phận cơ thể, con người, đồ chơi, màu sắc hoặc những thứ bạn nhìn thấy khi đi dạo quanh khu nhà.
  • Đọc và nói về những bức tranh khi bạn đi cùng trẻ.
  • Hát những bài hát đơn giản, dễ lặp lại.
  • Hãy tập trung hoàn toàn khi nói chuyện với con. Hãy kiên nhẫn khi con bạn cố gắng nói chuyện với bạn.
  • Khi ai đó hỏi bé một câu hỏi, đừng trả lời hộ bé.
  • Ngay cả khi bạn đoán trước được nhu cầu của bé, hãy cho con có cơ hội tự nói ra điều đó.
  • Lặp lại các từ một cách chính xác hơn là chỉ trích trực tiếp các lỗi.
  • Hãy để con của bạn tương tác với những đứa trẻ có kỹ năng ngôn ngữ tốt.
  • Đặt câu hỏi và đưa ra lựa chọn, dành nhiều thời gian để cho bé trả lời.

Phải làm gì nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể bị chậm phát triển

Rất có thể con bạn bị chậm phát triển về ngôn ngữ. Nhưng đôi khi chậm nói có thể báo hiệu các vấn đề khác, chẳng hạn như mất thính lực hoặc các chậm phát triển khác. Khi đó, can thiệp sớm là tốt nhất. Nếu con bạn không đạt được các mốc quan trọng về khả năng nói, hãy tới gặp bác sĩ nhi khoa. Cùng với đó hãy tiếp tục trò chuyện, đọc và hát để khuyến khích trẻ nói.

Chậm nói ở trẻ mới biết đi có nghĩa là chúng chưa đạt đến mốc phát âm cho một độ tuổi cụ thể. Đôi khi chậm nói là do một tình trạng cơ bản cần được điều trị. Trong những trường hợp này, liệu pháp nói hoặc ngôn ngữ có thể được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác.

Nhiều trẻ biết nói sớm hơn hoặc muộn hơn mức trung bình, vì vậy điều này không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Nếu bạn có thắc mắc về khả năng nói hoặc ngôn ngữ của con mình thì hãy đến gặp bác sĩ. Tùy thuộc vào những phát hiện, họ có thể giới thiệu bạn đến các chuyên khoa thích hợp. Can thiệp sớm cho chứng chậm nói có thể giúp đứa trẻ 3 tuổi của bạn bắt kịp thời gian bắt đầu đi học.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

CNDD Trần Thị Thu Hoài - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm