Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tránh 4 sai lầm này khi điều trị tay chân miệng

Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.

Mụn nước ở chân do bệnh tay chân miệng cần xử trí thế nào?

Kiêng tắm, kiêng gió

Nhiều người cho rằng tắm sẽ làm bệnh tay chân miệng lây lan khắp cơ thể nên đã kiêng tắm cho trẻ. Tuy nhiên, khi không được vệ sinh da sạch sẽ, các vết thương có thể bị bội nhiễm khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Cũng có cha mẹ quan niệm kiêng gió khi con bị tay chân miệng nên cho con mặc quá ấm và ở trong phòng kín gió. Điều này khiến trẻ thêm bí bách, ngứa ngáy và khó chịu, vô tình khiến trẻ gãi nhiều hơn, làm bệnh lâu khỏi.

Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ tắm bằng nước ấm, không chà sát mạnh vào các tổn thương. Cần cho trẻ mặc quần áo đủ ấm trong thời tiết lạnh và ở trong phòng thông thoáng, sạch sẽ.

Chọc vỡ mụn nước

Một sai lầm nữa, nhiều người cho rằng phải chọc vỡ mụn nước mới nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến mụn nước bị bội nhiễm. Bản chất của mụn nước trong tay chân miệng là sẽ tự khỏi và không nhiễm trùng.

Bôi thuốc lên sang thương da để trẻ mau lành bệnh

Sang thương da trong bệnh tay chân miệng thường không gây đau hay ngứa, do đó cha mẹ không nên tự ý bôi các loại thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các kem bôi có màu vì khi bôi sẽ che đi các dấu hiệu bệnh trên da, do đó gây khó khăn cho chẩn đoán hay theo dõi diễn tiến của bệnh.

Tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ

Vì nghĩ rằng trẻ bị tay chân miệng do nhiễm trùng nên rất nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc kháng sinh về cho con uống. Thực tế, bệnh tay chân miệng là do các loại virus gây ra.

Thuốc kháng sinh không được dùng trong trị các bệnh lý do virus. Hậu quả là trẻ không những không khỏi bệnh, mà còn gây tác dụng phụ đến sức khỏe, thậm chí tăng nguy cơ kháng thuốc.

Việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh tay chân miệng cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Để trẻ nhanh hồi phục, chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ là giải pháp đang được giới chuyên gia đánh giá cao.

Trong đó, sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” gồm cốm hòa tan hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và gel bôi ngoài da chứa nano bạc (thành phần chính) có công dụng hỗ trợ sát khuẩn, làm lành nhanh các tổn thương, kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên cho trẻ ăn gì khi bị tay chân miệng?

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm