Tim của bạn bắt đầu đập từ khi bạn vẫn còn trong tử cung của mẹ và tiếp tục đập cho đến khi bạn trút hơi thở cuối cùng. Trái tim là một bó cơ, kích cỡ chỉ bằng bàn tay của bạn, có vai trò như một “động cơ” giữ cho máu lưu thông, mang theo các chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào và thải bỏ các chất cặn bã khỏi cơ thể.
Giữ cho trái tim của bạn hoạt động tốt đòi hòi tim phải được nuôi dưỡng thật tốt. Có một hệ thống động mạch phức tạp nuôi dưỡng những sợi cơ tim. Bất kì trở ngại nào ảnh hưởng đến sự lưu thông thông suốt của máu qua các động mạch này đều ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim.
Giải thích về LDL và HDL
Cholesterol được mang theo trong dòng máu được gọi là lipoprotein. Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) và Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) là hai dạng chính của lipoprotein vận chuyển cholesterol trong cơ thể chúng ta.
LDL vận chuyển cholesterol từ gan đến các tế bào khác. Nồng độ LDL cao có thể dẫn đến lắng đọng mỡ ở thành động mạch. Do đó, LDL cholesterol thường được biết với cái tên là cholesterol xấu.
HDL vận chuyển cholesterol trở lại gan để loại bỏ ra khỏi cơ thể. HDL cholesterol thường được biết với cái tên là cholesterol tốt.
Nếu như tổng lượng cholesterol và hàm lượng LDL cholesterol quá cao, hàm lượng HDL cholesterol quá thấp, các động mạch của bạn sẽ có nguy cơ bị chèn ép bởi cholesterol lắng đọng gọi là các mảng bám. Việc thu hẹp các động mạch theo thời gian, nếu không được kiểm soát sẽ làm giảm tốc độ máu chảy, từ từ làm đói cơ tim. Trong trường hợp nguy cấp, dòng chảy của máu có thể hoàn toàn bị cản trở, làm chết các cơ tim mà sau đó dẫn đến các cơn đau tim. Đối với cơn đột quỵ, máu không thể chảy lên não.
Xây dựng chế độ ăn hợp lí có thể làm giảm cholesterol và như vậy sẽ làm giảm nguy cơ các cơn đau tim và đột quỵ. Dưới đây là 4 lời khuyên giúp bạn chiến đấu với bệnh cholesterol máu cao.
Duy trì cân nặng phù hợp
Vòng bụng to ra, vòng đời ngắn lại là một châm ngôn phổ biến mà đúng sự thật. Nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng thừa cân hay béo phì và tăng số đo vòng bụng gây nên nhiều thay đổi hóa sinh trong cơ thể, như tăng nguy cơ cholesterol máu cao, tăng huyết cao và tiểu đường. Tất cả những tình trạng đó làm tăng nguy cơ tổn thương động mạch, tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và làm các cơn đau tim xuất hiện sớm
Ăn ít chất béo
Chúng ta cần một vài chất béo trong chế độ ăn cho cơ thể để nó hoạt động một cách nhịp nhàng. Tuy nhiên, chất béo chứa một nguồn năng lượng dồi dào, do đó ăn quá nhiều chất béo có thể cung cấp thừa năng lượng và có thể dẫn đến thừa cân và béo phì.
Chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa và chất béo chuyển hóa là 4 loại chất béo tìm thấy trong thực phẩm mà chúng ta ăn. Chất béo và dầu trong thực phẩm là hỗn hợp các dạng chất béo. Tuy nhiên trong mỗi thực phẩm luôn có tỷ lệ một loại chất béo cao hơn. Ví dụ như, loại chất béo chính tìm thấy trong hầu hết các loại hạt là chất béo không bão hòa đơn, trong khi đó loại chất béo chính tìm thấy trong bơ là chất béo bão hòa.
Hãy lựa chọn chất béo một cách khôn ngoan
Hiện nay, chúng ta đều biết rằng mỗi loại chất béo thì có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe. Do đó, dưới đây là cách để bạn có thể đưa ra những sự lựa chọn thông minh:
Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa
Một chế độ ăn giàu chất bẽo bão hòa sẽ làm tăng nồng độ LDL cholesterol trong cơ thể.
Mỡ động vật là một trong những nguồn chính của chất béo bão hòa. Vì vậy, khi bạn ăn thịt hay gia cầm, hãy ăn phần nạc. Bạn cũng nên loại bỏ chất béo có thể nhìn thấy được và loại bỏ da của gia cầm.
Lựa chọn sản phẩm sữa ít béo hay không béo, sữa chua và pho mát cũng là những lựa chọn tốt hơn so với các loại sữa nguyên kem.
Sữa dừa, kem dừa và dầu dừa cũng chứa rất nhiều chất bẽo bão hòa. Hãy chuẩn bị bữa ăn mà không có kem dừa hay sữa dừa và đồng thời cắt giảm các thực phẩm chiên rán.
Giảm tối thiếu chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa được hình thành khi dầu thực vật bị hydro hóa, đó là một quá trình làm cứng dầu để sản xuất các chất béo như bơ thực vật cứng và mềm. Chất béo chuyển hóa làm tăng LDL cholesterol và làm giảm HDL cholesterol trong cơ thể.
Thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa bao gồm bánh ngọt, bánh quy, sản phẩm làm từ dầu thực vật được làm mềm và hydro hóa toàn bộ hoặc một phần. Vì vậy, hãy cẩn thận với chất béo chuyển hóa trong thức ăn của bạn. Hãy đọc nhãn thực phẩm và kiểm tra các nguyên liệu được sử dụng.
Sử dụng các loại dầu không bão hòa lành mạnh
Thay thế chất bẽo bão hòa, chất béo chuyển hóa bằng chất bẽo không bão hòa giúp giảm cholesterol máu, đặc biệt là LDL cholesterol. Dưới đây là 2 loại chất béo không bão hòa lành mạnh quen thuộc mà bạn nên thêm vào chế độ ăn
Giảm lượng cholesterol tiêu thụ
Trong chế độ ăn, cholesterol chỉ tìm thấy trong thực phẩm hay đồ uống có nguồn gốc động vật chứ không có trong thực phẩm nguồn gốc thực vật. Hoa quả, rau, ngũ cốc hay hạt không chứa bất kì hàm lượng cholesterol nào
Cơ thể chúng ta cũng tạo nên cholesterol bởi vì nó cần thiết cho sức khỏe. Vì vậy ăn nhiều thực phẩm tự nhiên giàu cholesterol sẽ làm cho cơ thể phải tiết chế hàm lượng cholesterol trong máu. Một vài người may mắn có gan có thể cắt giảm lượng cholesterol được tạo ra khi ăn chế độ ăn giàu cholesterol. Tuy nhiên, những người khác thì không may mắn như vậy và gan tiếp tục sản xuất ra cholesterol, cùng với lượng cholesterol hấp thu từ chế độ ăn, làm tắc nghẽn các mạch máu với các mảng bám.
Thực phẩm giàu cholesterol bao gồm thịt nội tạng (như gan, thận, não), lòng đỏ trứng và tôm cua. Hãy tiêu thụ vừa phải thịt nội tạng, tôm cua và ăn không quá 4 quả trứng một tuần.
Chế độ ăn có ngũ côc nguyên hạt (như gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch), các loại rau, hoa quả và đậu sẽ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Rất nhiều thực phẩm loại này là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan mà có khả năng bám vào cholesterol trong ruột, hạn chế hấp thu và tăng bài tiết cholesterol. Những loại thực phẩm này cũng giàu vitamin, chất khoáng và các dưỡng chất từ thực vật có lợi cho sức khỏe, có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim
Vì vậy hãy ghi nhớ:
Đạt được và duy trì cân nặng hợp lý
Ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Sử dụng các loại dầu lành mạnh trong nấu ăn và tiêu thụ cá thường xuyên.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau, hoa quả và đậu như một phần của chế độ ăn tốt, cân bằng.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?