Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 tác nhân bất ngờ gây nguy cơ đau tim

Hãy cẩn thận với các tác nhân này

6 tác nhân bất ngờ gây nguy cơ đau tim

Đồ ăn giàu năng lượng và dầu mỡ được chứng minh có khả năng tăng nguy ciw đau tim. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả.

Các nhà khoa học đã khám phá ra những nguyên nhân gây đau tim mới. Chúng là gì? Hãy cũng tìm hiểu.

Chất chống dính

Hóa chất chống dính và chống bám bẩn có vẻ tiện lợi nhưng lại không tốt về sức khỏe. Chúng đã được chứng minh là ở một liều lượng nhất định có thể gây hiếm muộn, tăng cholesterol và bệnh tăng động giảm trí nhớ. Một nghiên cứu năm 2012 trên Archives of Internal Medicine cũng chó thấy mối liên quan giữa axit perfluorooctanoic (PFOA) và bệnh tim. Bỏ qua yếu tố tuổi, chỉ số khối cơ thể và tình trạng bệnh tiểu đường và các bệnh khác, nghiên cứu cho thấy những người có nồng độ PFOA trong máu cao nhất sẽ có nguy cơ bị bệnh tim gấp đôi so với đối tượng có nồng độ thấp chất này.

Để phòng tránh: Nếu nhà bạn sử dụng chảo, nồi và dụng cụ nấu ăn chống dính, hãy thay thế bằng thép không gỉ không phủ chống dính và các sản phẩm gang đúc sản xuất tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, nếu có thể thì hãy tránh đồ vải, nội thất và thảm được quảng cáo là “chống bám bẩn”, và ăn ít đồ ăn nhanh hơn – vật đựng đồ ăn nhanh có thể chứa chất chống bám mỡ PFOA.

Biến đổi khí hậu

Hiện tượng nóng lên toàn cầu có vô số ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, một trong số đó là bệnh đau tim. Nhiệt độ tăng cao dẫn đến hình thành các hạt li ti trong không khí ô nhiễm, được gọi là PM2.5, và những hạt nhỏ này sẽ tích tụ vào phổi. Chúng rất nhỏ và lấn át hàng rào miễn dịch của cơ  thể, sau đó xâm nhập vào máu. Từ đây chúng góp phần hình thành mảng bám động mạch khiến đau tim và đột quỵ.

Phòng tránh:  Bạn có thể dùng dầu cá. Một nghiên cứu cho thấy thuốc bổ, dầu cá bổ sung omega-3 làm giảm tính nhạy của cơ thể đối với tác động của chất độc trong không khí bị ô nhiễm.  

Xà phòng chống khuẩn

Triclosan, một chất hóa học chống khuẩn trong xà phòng và kem đánh răng, là một tác nhân xấu phổ biến đối với sức khỏe, do chúng liên quan đến bệnh tuyến giáp và có nguy cơ tạo ra chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Ngoài ra, chất này làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Phòng tránh: Bạn hầu như không nhận được nhiều lợi ích đối với sản phẩm chống khuẩn, vì các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng rửa bằng nước và xà phòng bình thường cũng đủ để vệ sinh cá nhân. Để tránh triclosan, hãy tránh xa những sản phẩm được quảng cáo “chống khuẩn”, “kháng sinh”, “diệt mầm bệnh”, “chống mùi”. Đối với sản phẩm chăm sóc cá nhân, xem kĩ nhãn sản phẩm để đảm bảo triclosan trong thành phần.

Thực phẩm đóng hộp

Chất độc hại nổi tiếng có trong thực phẩm đóng hộp - bisphenol A, hoặc BPA, là chất làm gián đoạn hormon có liên quan đến ung thư vú, vấn đề với cảm xúc ở trẻ em nữ, béo phì và hiếm muộn. Giờ đây, chất này được chứng mình có liên quan đến bệnh tim. Một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí PLoS ONE cho thấy chỉ một liều nhỏ BPA—liều lượng mà chúng ta thường tiếp xúc—cũng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến đột tử do tim. Mối liên quan giữa bệnh tim và BPA cũng được chứng minh khi các nhà khoa học khám phá rằng nồng độ BPA cao có nguy cơ phắt triển bệnh tim.

Phòng tránh: Giới hạn ăn vào thực phẩm đóng hộp, thay vào đó ăn thức ăn tươi hoặc có thể đông lạnh. Bên cạnh đó, hóa đơn siêu thị - thứ mà chúng ta tiếp xúc rất  nhiều – được tránh bằng BPA có thể ngay tức thì ngấm vào da. Một số đồ nhựa loại 7 cũng chứa BPA, vì vậy nên chọn hộp đựng thủy tinh hoặc thép không rỉ để đựng thức ăn hoặc đồ uống. Không bao giờ đựng thực phẩm bằng đồ nhựa trong lò vi sóng hoặc đưa vào máy rửa bát – nhiệt độ cao sẽ khiến chúng chảy ra.

Tắc đường

Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí, tắc đường và nguy cơ đau tim. Các nhà nghiên cứu Đức đã phỏng vấn những bệnh nhân đau tim để tìm ra một số tác nhân ảnh hưởng đến bệnh. Họ tìm thấy rằng những người hay trải qua tắc đường – tài xế, hành khách, người xử dụng xe đạp hoặc người đi bộ khi tham gia giao thông công cộng – thường có nguy cơ bệnh đau tim gấp 3,2 lần so với những người ít khi phải trải qua tắc đường.

Phòng tránh: Nếu có thể hãy chọn đi đường vắng hơn hoặc tránh đi vào giờ cao điểm, đóng cửa sổ ô tô.

Một số loại hải sản

Axit béo omega-3 ở cá được cho rằng có thể bảo vệ và không làm hại tim. Nghiên cứu viên từ Đại học Syracuse đưa ra bằng chứng là không phải lúc nào ăn cá cũng có lợi cho sức khỏe. Họ phát hiện rằng những thùng chứa cá có nồng độ thủy ngân cao thực sự can thiệp vào đáp ứng của cơ thể với stress, tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch. Thủy ngân còn ảnh hưởng đến nống độ hormon cortisol trong cơ thể và có liên quan đến bệnh tim.

Phòng tránh: Bên cạnh cá ngừ. cá nhiễm nhiều thủy ngân thường là những loại cá ăn thịt lớn, chẳng hạn cá kiếm, cá thu và bất kì loại cá mập nào. Nhưng cũng nên cẩn thận với cả cá nước ngọt .Khảo sản Địa lý Hoa Kỳ cho thấy nồng độ thủy ngân cao ở một số loài cá nước ngọt, bao gồm cá hồi nước ngọt và cá vược.

Xem thêm thông tin tại bài viết Những thực phẩm tốt cho tim

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm