Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên ăn gì để tốt cho lợi khuẩn đường ruột và sức khỏe?

Vi khuẩn đường ruột đang đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bạn sẽ khỏe mạnh hay mắc bệnh.

Trong hai nghiên cứu độc lập mới được công bố, các nhà khoa học cho biết: nhiều loại thực phẩm và thuốc men gây tác động đến quần thể vi khuẩn sống trong đường ruột của chúng ta. Qua đó, điều này ảnh hưởng hoặc tiêu cực hoặc tích cực đến hệ miễn dịch và tình trạng sức khỏe chung của bạn.

 


Loại thực phẩm bạn ăn có tốt cho lợi khuẩn đường ruột và sức khỏe?

Loại thực phẩm bạn ăn có tốt cho lợi khuẩn đường ruột và sức khỏe?

Nghiên cứu cho biết các loại thực phẩm như trái cây, rau quả, cà phê, trà, rượu, sữa chua và quả bơ sẽ làm tăng sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột. Sự đa dạng đó có thể giúp bạn phòng tránh bệnh tật và duy trì sức khỏe, tiến sĩ Jingyuan Fu, tác giả chính của nghiên cứu giải thích.

Jingyuan Fu hiện cũng đang là một giáo sư đang giảng dạy về di truyền học tại Đại học Croningen, Hà Lan. “Có tin tưởng rằng sự đa dạng và phong phú hơn của lợi khuẩn đường ruột là có lợi”, bà nói.

Ở mặt còn lại, các loại thực phẩm chứa chất đường bột ở dạng đơn giản sẽ làm giảm tính đa dạng của quần thể vi khuẩn trong ruột. Các loại thực phẩm này bao gồm sữa nguyên chất với hàm lượng cao chất béo và nước ngọt có đường.

Ngoài ra, các loại thuốc cũng gây ảnh hưởng lên sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột. Theo đó, các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tiểu đường và thuốc kiểm soát axit dạ dày đang ảnh hưởng tiêu cực lên quần thể lợi khuẩn. Hút thuốc và một cơn đau tim cũng được tìm thấy là nguyên nhân của sự giảm đa dạng vi sinh vật đường ruột.


Trong ruột chúng ta đang có hàng tỷ lợi khuẩn đóng góp vào sự hoạt động của hệ miễn dịch

 

Trong ruột của mỗi người chúng ta chứa hàng nghìn tỷ vi sinh vật mà các bác sĩ gọi là lợi khuẩn đường ruột, bác sĩ David Johnson cho biết. Ông hiện đang là trưởng khoa tiêu hóa tại Trường Y Eastern Virginia. Các vi khuẩn đường ruột đóng vai trò thiết yếu với sức khỏe con người. Nhưng hiểu biết của chúng ta về chúng còn rất hạn chế.

Đó là hệ thống miễn dịch lớn nhất trong cơ thể”, Johnson giải thích. “Những vi khuẩn đường ruột đang đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bạn sẽ khỏe mạnh hay mắc bệnh”.

Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Jingyuan Fu và đồng nghiệp đã thu thập mẫu chất thải của hơn 1.100 người sống ở phía bắc Hà Lan. Các mẫu sau đó được sử dụng để phân tích DNA vi khuẩn và các sinh vật khác sống trong đường ruột của họ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thu thập thông tin về chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và sức khỏe của những người tình nguyện tham gia.

Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học cũng đã lấy mẫu chất thải của 5.000 tình nguyện viên tại Bỉ. Kết quả chỉ ra điều tương đồng rằng chế độ ăn uống ảnh hưởng sâu sắc đến sự đa dạng của vi sinh vật đường ruột. Mặc dù vậy, Jingyuan Fu cho biết “lý thuyết cơ bản của sự ảnh hưởng gây ra bởi các yếu tố dinh dưỡng vẫn chưa được biết đến”.

 


Vi khuẩn đường ruột đang đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bạn sẽ khỏe mạnh hay mắc bệnh

Vi khuẩn đường ruột đang đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bạn sẽ khỏe mạnh hay mắc bệnh

Bên cạnh đó, bác sĩ Johnson nhấn mạnh các loại thuốc có tác dụng tương tự thực phẩm. Một số loại kháng sinh còn giết chết một số chủng vi khuẩn quan trọng trong đường ruột. “Một liều thuốc kháng sinh có thể để lại hậu quả rối loạn vi khuẩn đường ruột suốt 1 năm sau đó”, ông nói.

Hai nghiên cứu cho thấy các kết quả trùng khớp chứng tỏ các nhà khoa học đang đi đúng hướng. Ở bước tiếp theo, các nhà khoa học Bỉ nói rằng một nghiên cứu lớn với 40.000 mẫu sẽ cho phép họ vẽ một bức tranh hoàn chỉnh và đa dạng hơn về vi khuẩn đường ruột.

Tiến sĩ Jingyuan Fu cũng đồng ý với quan điểm rằng một khi sự hiểu biết về vi sinh vật đường ruột rõ ràng hơn, các bác sĩ có thể giúp chúng ta ngăn ngừa, chẩn đoán hoặc chữa bệnh bằng cách đọc và tác động lên quần thể này. “Quần thể vi sinh vật có tính chất cá biệt ở mỗi người bởi sự ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc riêng biệt. Nó có thể giúp các bác sĩ phân tầng nguy cơ bệnh tật và ra quyết định điều trị”.

Theo GenK/Upi
Bình luận
Tin mới
  • 11/04/2025

    Những gì cần biết về thức uống “proffee”

    Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?

  • 11/04/2025

    Sử dụng thuốc mỡ tra mắt đúng cách

    Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.

  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

Xem thêm