Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiên lượng ở bệnh nhân viêm loét đại tràng

Trong 10 năm đầu tiên sau khi chẩn đoán, tiên lượng cho hầu hết những người bị viêm loét đại tràng là tốt - tỷ lệ cắt đại tràng thấp, và hầu hết bệnh nhân đều nhận thấy được sự thuyên giảm của bệnh.

Tiên lượng ở bệnh nhân viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là một dạng của bệnh viêm ruột (IBD) mà cho tới hiện tại chưa có phương pháp chữa trị cụ thể nào được biết đến. Dấu hiệu chính của viêm loét đại tràng là viêm ở đại tràng và trực tràng. Tuy nhiên, bệnh này có liên quan đến các biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm khớp, da và mắt. Trong 10 năm đầu tiên sau khi chẩn đoán, tiên lượng cho hầu hết những người bị viêm loét đại tràng là tốt - tỷ lệ cắt đại tràng thấp, và hầu hết bệnh nhân đều nhận thấy được sự thuyên giảm của bệnh.

Các đợt bệnh cấp/tái phát và giai đoạn thuyên giảm

Viêm loét đại tràng là một bệnh mạn tính, có nghĩa là nó không bao giờ biến mất. Quá trình viêm loét đại tràng có thể xảy ra giữa các đợt cấp của bệnh và giai đoạn thuyên giảm (ở những nơi có ít hoặc không có triệu chứng, hoặc có ít chứng viêm ở ruột kết). Một số người bị viêm loét đại tràng không xuất hiện giai đoạn thuyên giảm mà sẽ có các đợt bệnh cấp nối tiếp nhau. Khoảng 10% người viêm loét đại tràng có các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như thủng ruột hoặc chảy máu trầm trọng, sau đợt phát bệnh đầu tiên.

Khoảng 10% số người viêm loét đại trang không phát bệnh lần nữa sau đợt bệnh cấp đầu tiên, nguyên nhân đến từ việc họ có khả năng bị chẩn đoán sai và không mắc viêm loét đại tràng.

Viêm loét đại tràng có xu hướng bắt đầu ở trực tràng hoặc phần cuối cùng của đại tràng (đại tràng sigma) và có thể lan rộng qua phần còn lại của đại tràng.

Đối với những người được chẩn đoán bị viêm loét trực tràng, bệnh chỉ ở trong trực tràng, cơ hội bệnh lan truyền qua đại tràng là 10% đến 30%.

Khi nào thì cần cắt đại tràng?

Có khoảng từ 10% đến 40% bệnh nhân bị viêm loét đại tràng sẽ cần phải phẫu thuật để điều trị bệnh của họ. Phẫu thuật luôn liên quan đến việc cắt bỏ hoàn toàn ruột kết; cắt bỏ một phần không được thực hiện vì viêm loét đại tràng sẽ tái phát ở phần ruột còn lại. Một lựa chọn phổ biến sau phẫu thuật cắt đại tràng là tạo túi hình chữ J, nơi mà phần cuối của ruột non (hồi tràng) được sử dụng để làm túi để giữ phân. Các túi J hoạt động như trực tràng và được khâu lại với hậu môn để một người có thể đi ngoài bình thường. Cắt bỏ hồi tràng được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt phức tạp hoặc khi phẫu thuật tạo túi hình chữ J không thành công.

Nguy cơ ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng phát triển ở khoảng 5% người bị viêm loét đại tràng. Nguy cơ ung thư đại tràng tăng lên sau 8 đến 10 năm hoạt động của bệnh và xuất hiện nhiều tình trạng bệnh nặng hơn như viêm toàn bộ đại tràng.

Lý do tăng nguy cơ ung thư đại tràng được cho là có liên quan đến viêm nhiễm ảnh hưởng đến lớp lót của đại tràng. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là những người bị viêm loét đại tràng cần được nhân viên y tế chăm sóc thường xuyên để giúp cho bệnh được thuyên giảm, và có kiểm tra định kỳ theo dõi tình trạng bệnh.

Kết luận

Những người bị viêm loét đại tràng có thể gặp phải nhiều thử thách trong quá trình mang bệnh. Thường xuyên thăm khám định kỳ, ngay cả khi cảm thấy tốt, sẽ rất quan trọng trong việc ngăn ngừa đợt phát bệnh.

Những đợt bệnh cấp xuất hiện và giai đoạn thuyên giảm có thể gây ra sự căng thẳng cho người bệnh, đó là lý do tại sao việc kiểm soát được tình trạng viêm và giải quyết các mối quan tâm về sức khoẻ khác là chìa khóa để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 sự thật bất ngờ về bệnh viêm loét đại tràng

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm