Viêm tai xương chũm có thể gặp ở mọi lứa tuổi và được chia làm hai loại cấp tính và mạn tính. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có chỉ định riêng, có thể phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa bằng kháng sinh và một số thuốc khác nhằm mục đích hỗ trợ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Viêm tai xương chũm thực chất là viêm tai giữa vì xương chũm là một bộ phận của tai giữa (tai giữa bao gồm hòm nhĩ - vòi tai và xương chũm). Viêm tai giữa là hiện tượng viêm niêm mạc trong tai giữa còn viêm xương chũm là hiện tượng viêm đã đi qua lớp niêm mạc tai giữa mà vào xương chũm. Bệnh lý này được chia làm hai loại là cấp tính và mạn tính với các phương pháp điều trị và dùng thuốc khác nhau.
Trước đây khi chẩn đoán viêm tai xương chũm cấp tính, đồng nghĩa đây là một cấp cứu và có chỉ định phẫu thuật khoét bỏ phần xương chũm bị viêm. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ thành quả của các nhóm kháng sinh và kháng viêm mà chỉ định phẫu thuật viêm tai xương chũm cấp hạn chế dần.
Hình ảnh xương chũm bị viêm ở tai.
Kháng sinh: Nhóm thuốc thường dùng là cephalosporine các thế hệ. Đây là nhóm kháng sinh phổ rộng có tác dụng diệt khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Có thể khởi đầu bằng loại tiêm để tấn công và tiếp tục điều trị bằng loại uống tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. Liều dùng loại kháng sinh này có sự thay đổi ở người suy thận với các mức độ nhẹ, trung bình, nặng khác nhau phụ thuộc vào độ thanh thải creatinine của cơ thể. Để có tác dụng, kháng sinh phải dùng đúng theo liều chỉ định và đủ thời gian mà bác sĩ khuyên dùng. Không nên tự ý dừng khi thấy cơ thể hết sốt hoặc hết tất cả các triệu chứng khác, khi cơ thể mệt mỏi vì điều này không có nghĩa bệnh đã khỏi hoàn toàn mà lại làm chậm quá trình lành bệnh. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần thông báo với bác sĩ các thuốc mình đang dùng, đặc biệt là probenecid vì khi dùng cùng lúc hai loại này sẽ làm gia tăng và kéo dài nồng độ cephalosporin trong máu như các kháng sinh phổ rộng khác. Cũng trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp những tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phân sệt, khó tiêu, đau bụng nhưng chỉ là những biểu hiện nhẹ và thoáng qua nên không cần lo lắng mà bỏ dở điều trị. Thuốc cũng có thể gặp phản ứng nguy hiểm hiếm gặp như hoại tử da, viêm da tróc vẩy, mụn mủ ngoài da toàn thân cấp tính... nhưng người bệnh cần chú ý theo dõi để phát hiện triệu chứng và gặp bác sĩ điều trị ngay.
Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac...) là loại thường dùng có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên không dùng các thuốc này cho người bị loét dạ dày - tá tràng (vì thuốc có tác dụng phụ gây loét đường tiêu hóa), người bị hen, bệnh chảy máu không được kiểm soát, phụ nữ có thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú...
Thuốc nhỏ tai tại chỗ: Loại thuốc này mang tính kháng sinh và kháng viêm. Thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại tùy theo thành phần cơ bản của thuốc là thuốc nhỏ cho những trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và thuốc dùng cho viêm tai có thủng màng nhĩ. Nếu viêm tai không thủng màng nhĩ đang trong giai đoạn sung huyết dùng thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm: cortiphenicol, polydexa... Thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax... Trường hợp viêm tai có bị thủng màng nhĩ thì dùng những thuốc nhỏ tai được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như rifamycin, effexin...
Thuốc nhỏ mũi: Để giúp làm sạch hốc mũi, làm thông thoáng tai giữa và mũi họng giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai, người bệnh viêm tai xương chũm được chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi với tác dụng chính là chống sung huyết, co mạch, giảm phù nề, chống viêm. Thuốc hay sử dụng là sunfarin, collydexa, naphtazoline, xylomethazoline...
Viêm tai xương chũm mạn tính có hai loại là viêm tai xương chũm nguy hiểm và viêm tai xương chũm không nguy hiểm. Loại viêm tai xương chũm mạn tính nguy hiểm điển hình là viêm tai giữa có cholestetoma - là chất ăn mòn xương và có thể vào não gây viêm màng não, áp-xe não - loại này bắt buộc phải phẫu thuật. Với viêm tai xương chũm mạn tính không nguy hiểm có thể điều trị nội khoa và sử dụng thuốc giống như viêm tai xương chũm cấp nếu ở đợt viêm cấp. Còn nếu ở giai đoạn mạn chỉ sử dụng thuốc nhỏ tai đơn thuần. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp cần chú ý người bệnh không tự ý dùng thuốc vì dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, không hồi phục, nguy hiểm nhất là điếc dẫn đến câm ở trẻ nhỏ.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.