Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc trị và dự phòng tái phát thấp khớp cấp

Khi thay đổi thời tiết, rất nhiều bệnh nhân bị viêm họng cấp. Đây tưởng như là một bệnh bình thường dễ điều trị, nhưng nếu chủ quan dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm là thấp khớp cấp.

Ngày nay với việc sử dụng steroid và kháng sinh trong điều trị và phòng bệnh đã hạn chế được bệnh thấp khớp cấp một cách rõ rệt.

Cách nhận biết thấp khớp cấp

Thấp khớp cấp là bệnh viêm lan tỏa của tổ chức liên kết khớp, nhưng cũng có thể ở các cơ quan khác như da, tổ chức dưới da, tim và thần kinh trung ương, bệnh có diễn biến cấp, bán cấp hay tái phát, thường xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A ở đường hô hấp trên gây tổn thương ở mô liên kết của nhiều cơ quan, trong đó quan trọng nhất là tổn thương khớp và tim. Khoảng 50-70% số bệnh nhân mở đầu bằng viêm họng. Có trường hợp viêm họng nhẹ thoảng qua biểu hiện bằng đau họng đơn thuần, cũng có khi không có biểu hiện viêm họng ban đầu. Sau viêm họng 7-15 ngày, các triệu chứng của thấp khớp cấp xuất hiện: Bệnh nhân sốt cao 38-39oC, tim đập nhanh, da tái xanh, vã mồ hôi.

Các tổn thương tại khớp thường chỉ thoảng qua và không để lại di chứng gì, nhưng tổn thương tại tim (chủ yếu các van tim) thì để lại những hậu quả nhiều khi rất nặng nề (do vậy bệnh còn được gọi là thấp tim) như hở van, hẹp van hoặc kết hợp.

Điều trị như thế nào?

Cần phải tiến hành đồng thời điều trị và dự phòng thấp tim bởi chúng liên quan chặt chẽ với nhau. Nhưng trước hết, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển, giữ ấm, ăn nhẹ. Ở những bệnh nhân không có triệu chứng viêm cơ tim, có thể bất động trong thời gian 2-3 tuần, nếu có viêm cơ tim thì thời gian bất động phải được kéo dài ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân có suy tim thì bất động khoảng 8 tuần cho đến khi các triệu chứng suy tim được cải thiện. Ngừng các vận động thể dục trong 6 tháng sau đó. Cụ thể:

Sử dụng thuốc chống viêm steroid cần được dùng sớm vì thuốc cho tác dụng nhanh, kết quả chắc chắn. Khi dùng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường liều điều trị kéo dài từ 2-3 tuần rồi giảm dần liều cho đến khi bệnh khỏi và xét nghiệm trở về bình thường (thời gian điều trị trung bình từ 2-3 tháng). Sau đó bác sĩ sẽ cho liều thuốc duy trì. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ để báo cáo với bác sĩ các bất thường xảy ra, để được xử lý kịp thời, thích hợp.

thuoc-tri-va-du-phong-tai-phat-thap-khop-cap-1

Aspirin là thuốc được nhiều bác sĩ ưa dùng hơn các steroid, bởi thuốc có tác dụng không kém steroid, mà giá thành lại rẻ hơn. Tuy nhiên, với hàm lượng thuốc cao, dùng kéo dài thì thuốc có nhiều tác dụng phụ bất lợi, nhất là trên đường tiêu hóa. Do vậy, nếu dùng thuốc này thì cần uống với nhiều nước và uống sau bữa ăn. Bệnh nhân cần theo dõi những bất thường trên hệ tiêu hóa như: khó chịu, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài phân đen... Nếu có một trong những dấu hiệu trên thì báo cáo với bác sĩ để được cân nhắc thay thuốc điều trị.

Kháng sinh có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn như: penicillin G; benzathin penicillin. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, có thể được thay bằng các kháng sinh khác như erythromycin, sulfadiazin...

Khi bệnh nhân chuyển bệnh nặng, có dấu hiệu múa giật, bác sĩ có thể phải kê thêm các thuốc an thần như diazepam, chlopromazin. Các thuốc này cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng các cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với các trường hợp bệnh nhân có suy tim cấp, cần điều trị với các thuốc trợ tim và lợi tiểu.

Có dự phòng được bệnh?

Để phòng bệnh, trước hết phải phòng nhiễm liên cầu khuẩn bằng cải thiện chế độ sinh hoạt, tăng cường vệ sinh, giữ ấm, khám và điều trị sớm, dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai, mũi, họng, răng (chân răng sâu, cắt amidan nếu có viêm mủ, điều trị viêm xoang...).

Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gây biến chứng nguy hiểm, nhưng ngày nay đã có các thuốc điều trị tốt nên có thể ngăn ngừa được biến chứng. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng tiêu diệt các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Do đó, cần phát hiện bệnh sớm để được điều trị kịp thời.

Để dự phòng thấp khớp cấp tái phát: Sau khi bệnh nhân được điều trị khỏi, vẫn cần điều trị bằng thuốc tiêm benzathin penicillin 3 tuần 1 lần. Nếu không có biểu hiện tim, tiêm liền 5 năm sau đó và theo dõi nếu có dấu hiệu tái phát thì phải tiêm tiếp tục. Nếu có biểu hiện tim thì phải tiêm cho đến năm bệnh nhân 25 tuổi. Trường hợp bệnh nhân ở xa trung tâm y tế hoặc không có điều kiện tiêm, có thể uống loại penicillin V, uống liên tục hàng ngày, thời gian như trên. Hoặc uống sulfadiazin hàng ngày, liên tục, thời gian giống như trên. Trường hợp bệnh nhân dị ứng với penicillin, sulfadiazin có thể chuyển sang dùng erythromycin.

Dự phòng bằng tiêm penicillin chậm là biện pháp tốt nhất, bằng phương pháp này nhiều nước đã hạn chế đến mức thấp các bệnh van tim do thấp, ngăn ngừa được những đợt tái phát của bệnh.

Đối với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi thì người bệnh cần được nghỉ  ngơi nhiều tại nhà để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng (cho đến khi không có dấu hiệu của sốt và hoặc bệnh nhân cảm thấy khá hơn và sau tối thiểu 24 giờ điều trị kháng sinh). Nên uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc các loại thực phẩm có tính axit như nước cam. Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, khói bụi, mùi sơn... Nên có máy tạo độ ẩm trong phòng. Cần vệ sinh, rửa tay đúng cách với xà phòng, khi ho hoặc hắt hơi cần che miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh...

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 loại viêm khớp có thể ảnh hưởng đến khớp vai

PGS.TS. Nguyễn Đức Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm