Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc chữa đầy bụng khó tiêu và lưu ý khi dùng

Đầy bụng, khó tiêu là một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Tuy không nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu sau mỗi bữa ăn. Tình trạng này kéo dài dẫn đến chán ăn, mệt mỏi... và cần đến sự trợ giúp của thuốc.

Nguyên nhân gây chứng đầy bụng, khó tiêu là do thừa acid dịch vị, do sự co bóp của dạ dày giảm, do tiêu hóa kém... Các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này là lạm dụng chất kích thích, ăn uống không đúng cách, do nuốt nhiều không khí hoặc hệ tiêu hóa kém... Ngoài ra, đầy bụng, khó tiêu còn là triệu chứng của các bệnh hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay do dùng thuốc chữa bệnh... Vì vậy, tùy từng nguyên nhân gây đầy hơi, khó tiêu mà bác sĩ lựa chọn thuốc phù hợp. Các thuốc trị đầy bụng, khó tiêu bao gồm:

Thuốc làm giảm acid dạ dày

Các thuốc này được dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy hơi do thừa acid dịch vị, bao gồm:

Thuốc kháng acid: Là những thuốc có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị, có tác dụng tức thời nhưng ngắn và chỉ là thuốc điều trị triệu chứng. Thuốc kháng acid thường dùng là các chế phẩm chứa nhôm, magiê hoặc cả hai như maalox, phosphalugel... Thuốc có tác dụng kháng acid tại chỗ, hầu như không hấp thu vào máu, do đó ít gây tác dụng toàn thân.

Lưu ý, thuốc kháng acid chứa magiê gây nhuận tràng còn thuốc chứa nhôm lại gây táo bón. Vì vậy, các chế phẩm kháng acid chứa cả hai muối magiê và nhôm có thể làm giảm tác dụng không mong muốn trên ruột của hai thuốc này. Dùng thuốc kháng acid tốt nhất là sau bữa ăn 1-3 giờ và trước khi đi ngủ, dùng 3-4 lần (hoặc nhiều hơn) trong một ngày. Các chế phẩm dạng lỏng có hiệu quả hơn dạng rắn, tuy nhiên thời gian tác dụng ngắn hơn. Do làm tăng pH dạ dày, các thuốc kháng acid làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc khác, do đó phải dùng các thuốc này cách xa thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ.

Thuốc chữa đầy bụng khó tiêu và lưu ý khi dùng

Trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu

 

Các thuốc kháng histamin H2: cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin... có tác dụng ức chế bài tiết acid (cả khi đói lẫn do kích thích bởi thức ăn, histamin, cafein, insulin...). Trong những trường hợp rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua...) chưa chẩn đoán được nguyên nhân, có thể điều trị bằng kháng thụ thể H2 ở người trẻ, nhưng phải thận trọng ở người già vì có thể do ung thư dạ dày. Khi được bác sĩ kê đơn dùng loại thuốc nào trong nhóm này, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt phần cách uống thuốc và lưu ý về những bất lợi do thuốc gây ra để có thể phòng tránh, khắc phục. Trong các thuốc kháng thụ thể H2, cimetidin có nhiều tương tác với các thuốc khác do nó ức chế chuyển hóa thuốc qua con đường ôxy hóa ở gan, thường dẫn đến sự chậm thải trừ và tăng nồng độ của một số thuốc trong máu. Vì vậy phải tránh dùng cimetidin đồng thời với một số thuốc chuyển hóa qua con đường này. Ranitidin ít gây tương tác, trong khi famotidin và nizatidin không gây tương tác kiểu này.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI): omeprazol, lansoprazol, pantoprazol... có tác dụng ngăn chặn enzym trong thành dạ dày sản sinh acid, nên làm giảm acid dạ dày. Khi dùng thuốc này, một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như đau đầu, buồn nôn, nôn, dị ứng da. Thuốc PPI cũng làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12 của cơ thể gây ra nhiều vấn đề như rối loạn thị giác, thay đổi vị giác, trí nhớ giảm sút, tê cứng tay chân... Chỉ dùng thuốc ở liều lượng thấp để điều trị bệnh trong ngắn hạn. Người bệnh cần uống nguyên viên thuốc để giữ được toàn vẹn các dược chất trong thuốc không bị hòa tan khi gặp môi trường acid trong dạ dày. Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là trước bữa ăn 30 phút. Như vậy thuốc sẽ có đủ thời gian để phát huy tác dụng ức chế tiết quá nhiều acid dạ dày khi chúng ta nạp thức ăn vào.

Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày

Được dùng trong trường hợp sự co bóp dạ dày kém dẫn đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm gây đầy bụng, khó tiêu. Một số thuốc có thể dùng như metoclopramid, cisaprid... Khi dùng, thuốc có tác dụng kích thích, điều hòa, phục hồi lại nhu động đường tiêu hóa đã bị “ỳ”... do đó làm giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, buồn ngủ, phản ứng ngoại tháp - loạn trương lực cơ cấp, mệt mỏi, yếu cơ (đối với metoclopramid), hay đau đầu, buồn nôn (đối với cisaprid)...

Thuốc hỗ trợ tiêu hóa

Được dùng trong trường hợp tiêu hóa thức ăn kém (do thiếu men tiêu hóa) gây đầy bụng, khó tiêu. Thường dùng các men như neopeptin, alipase, festal... để hỗ trợ sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn.

Men tiêu hóa là một hỗn hợp các enzym khác nhau với công dụng chuyển hóa thức ăn chủ yếu là các chất đạm, đường, bột và chất béo. Mặc dù men tiêu hóa có tác dụng tốt trong các trường hợp trên, nhưng phải dùng đúng cách: Không dùng vào lúc dạ dày rỗng (lúc đói), sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày; không dùng vào thời điểm trước bữa ăn, tốt nhất nên dùng sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Thời gian dùng tối đa là 2 tuần. Vì việc dùng men tiêu hóa kéo dài không những thêm lợi ích còn làm thay đổi chức năng cơ quan tiêu hóa, tác động vào các cơ quan và bộ phận tiết men, làm các cơ quan này giảm tiết dịch tiêu hóa và mất chức năng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn giúp giảm cảm giác đầy bụng

 

DS. Hoàng Thu Thuỷ - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

Xem thêm