Bài viết này sẽ giúp các bạn làm hiểu và biết cách làm thế nào để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm bởi các tác nhân ký sinh trùng?
Đừng bao giờ để những thực phẩm yêu cầu giữ lạnh như thịt, thịt gia cầm, hải sản, trứng, nông sản hay các thức ăn khác ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, hoặc một giờ nếu nhiệt độ bên ngoài trên 32.20C. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với các loạithực phẩm thừa, thực phẩm thừa mang về từ nhà hàng và các thực phẩm mua về. Khi để dành thực phẩm, chúng ta cũng đừng đặt quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh hay tủ đông vì sẽ làm không khí không thể lưu thông.
Giữ các thiết bị ở nhiệt độ phù hợp
Giữ nhiệt độ tủ lạnh bằng hoặc thấp hơn 40C. Nhiệt độ tủ đông nên duy trì ở -180C. Kiểm tra nhiệt độ định kỳ, sử dụng các nhiệt kế thiết bị là cách tốt nhất để biết nhiệt độ các thiết bị này và thường không tốn kém.
-Kiểm tra các hướng dẫn bảo quản ghi trên nhãn thực phẩm: Nhiều loại thực phẩm, ngoài các loại thịt, rau và các sản phẩm sữa cần được bảo quản lạnh. Nếu bạn đã quên làm lạnh thích hợp một loại nào đó, tốt nhất là vứt bỏ nó đi;
-Sử dụng các loại thực phẩm nấu sẵn càng sớm càng tốt: Các thực phẩm nấu sẵn bảo quản tủ lạnh như thịt hộp nên sử dụng càng sớm càng tốt. Càng để lâu trong tủ lạnh thì càng tạo nhiều cơ hội cho vi khuẩn Listeria, một loài gây bệnh trong thực phẩm có thể sinh trưởng, đặc biệt là khi nhiệt độ tủ lạnh cao hơn 40C;
-Cảnh giác với thực phẩm hư thối: Mọi thứ mà nhìn bề ngoài hay ngửi mùi khả nghi thì nên vứt bỏ. Meo mốc là dấu hiệu của thực phẩm đã hỏng. Mốc có thể sinh trưởng ngay cả trong điều kiện làm lạnh. Mốc không phải là mối đe dọa sức khỏe chính, nhưng nó có thể làm thực phẩm mất ngon. Thông thường tốt nhất là vứt bỏ các thực phẩm đã bị mốc;
-Cần phải ý thức rằng thực phẩm có thể làm cho bạn đau ốm rất nặng ngay cả khi nhìn, ngửi hay nếm không có mùi hôi thối: Điều đó là vì các bệnh liên quan đến thực phẩm gây ra bởi các vi khuẩn gây bệnh, các vi khuẩn này khác với các vi khuẩn gây hỏng thực phẩm, làm cho thực phẩm bị thiu.
Nhiều loài vi khuẩn gây bệnh có mặt trong thịt sống hay thịt nấu chưa chín, thịt gia cầm, hải sản, sữa và trứng; nước bẩn, trái cây và rau quả. Bảo quản lạnh các thực phẩm này một cách đúng đắn sẽ làm chậm sự sinh trưởng của vi khuẩn;
-Tuân thủ các thói quen sử dụng thực phẩm được khuyến cáo (rửa sạch tay, bề mặt và sản phẩm, để riêng các thực phẩm sống khỏi các thức ăn nấu sẵn, và chế biến thức ăn với nhiệt độ an toàn) sẽ giảm hơn nữa nguy cơ mắc bệnh.
- Thực phẩm ướp trong tủ lạnh: Vi khuẩn có thể sinh sôi nẩy nở nhanh chóng trong thực phẩm, hãy ngừng ướp thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Cũng như đừng bao giờ sử dụng lại nước ướp làm nước chấm trừ khi bạn đun sôi trước;
- Vệ sinh tủ lạnh định kỳ và lâu sạch vết đỗ ngay lập tức. Điều này giúp làm giảm sự sinh trưởng của vi khuẩn Listeria và phòng ngừa các giọt nước từ thịt tan vì điều này có thể làm cho vi khuẩn lây lan từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Dọn sạch tủ lạnh thường xuyên;
- Giữ cho thức ăn được che đậy: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh trong các hộp kín hay bao bì bịt kín, kiểm tra thức ăn thừa hàng ngày để tránh hư hỏng. Bảo quản trứng riêng bằnghộp bìa cứng và để vào không gian phía trong tủ lạnh tốt hơn là để gần cửa tủ lạnh, nơi nhiệt độ ấm hơn;
- Kiểm tra hạn sử dụng. Hạn dùng có nghĩa là nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng sản phẩm trước ngày này, thời gian sản phẩm còn mùi vị và chất lượng tốt nhất. Hạn sử dụng không có nghĩa là một thời hạn an toàn của thực phẩm. Đôi khi sau hạn dùng, một sản phẩm có thể thay đổi mùi vị, màu sắc, kết cấu, hàm lượng dinh dưỡng nhưng sản phẩm này có thể là thức ăn lành và an toàn trong một thời gian dài sau ngày đó. Nếu bạn không chắc chắn hay nhìn thức ăn có vẻ không an toàn, nên vứt bỏ nó;
- Trường hợp ngoại lệ đối với sữa công thức dành cho trẻ em. Sữa trẻ em và một số thức ăn dùng cho trẻ thì khác, các loại thực phẩm này phải được sử dụng trước hạn dùng ghi trên bao bì.
- Thực phẩm được chế biến và bảo quản đông lạnh đúng thì an toàn: Thực phẩm được xử lý và bảo quản đúng trong tủ đông ở nhiệt độ -180C sẽ giữ nguyên được tính an toàn. Việc đông lạnh không giết hết vi khuẩn, mà chỉ ngăn ngừa vi khuẩn sinh trưởng. Mặt dù thực phẩm sẽ an toàn mãi mãi tại nhiệt độ -180C, nhưng chất lượng sẽ giảm nhiều khi để thực phẩm lâu ngày trong tủ đông.
Tính tươi, mùi vị, mùi thơm, độ mọng nước và màu tất cả đều có thể bị ảnh hưởng. Thức ăn thừa nên bảo quản trong hộp kín. Với các thực phẩm cấp đông thương mại, quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn chế biến trên bao bì để đảm bảo sự an toàn;
- Đông lạnh không làm giảm giá trị dinh dưỡng: Có một ít thay đổi giá trị protein của thực phẩm trong quá trình cấp đông;
- Bỏng đông lạnh không có nghĩa là thực phẩm không an toàn. Bỏng đông lạnh là vấn đề chất lượng thực phẩm, không phải là vấn đề an toàn thực phẩm. Hiện tượng này xảy ra khi xuất hiện các đốm da nâu-xám trên thực phẩm đông lạnh. Nó có thể xuất hiện khi thực phẩm không được đóng gói kỹ càng bằng các bao bì kín không khí, từ đó gây ra các đốm cháy khô trên thực phẩm;
- Nên giám sát nhiệt độ của tủ lạnh/ tủ đông: Nhiệt kế đo nhiệt tủ lạnh/ tủ đông thường được bán trong các khu vực đồ dùng gia đình tại các gian hàng, cửa hàng bán đồ dùng gia đình, tiệm bán dụng cụ nấu nướng và cửa hàng tạp hóa. Đặt một nhiệt kế vào tủ lạnh và một vào tủ đông trong gia đình bạn, xoay mặt phía trước ra ngoài và đặt ở vị trí dễ dàng đọc được. Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, ít nhất một lần một tuần.
- Nếu cúp điện, hãy giữ cửa tủ lạnh và tủ đông đóng kín càng lâu càng tốt. Tủ lạnh của bạn sẽ giữ thức ăn lạnh được khoảng 4 giờ nếu cửa không mở. Một tủ đông đặt đầy thức ăn sẽ duy trì nhiệt độ đủ lạnh trong khoảng 48 giờ nếu cửa vẫn đóng.
- Một khi điện có lại, cần xác định lại độ an toàn trên thực phẩm của bạn. Làm như sau:
+ Nếu một nhiệt kế thiết bị được đặt trong tủ đông, hãy kiểm tra nhiệt độ khi nguồn điện có trở lại. Nếu nhiệt kế tủ đông là 40C hoặc thấp hơn thì thực phẩm trong tủ an toàn và có thể cấp đông trở lại.
+ Nếu một nhiệt kế không được đặt trong tủ đông, kiểm tra bao bì thực phẩm để xác định độ an toàn của nó. Bạn không thể dựa vào bề ngoài hay mùi thực phẩm. Nếu thực phẩm vẫn chứa các tinh thể nước đá hay có nhiệt độ 40C hay thấp hơn, thì nó an toàn và có thể cấp đông lại hay mang đi chế biến.
+ Thực phẩm được bảo quản lạnh sẽ an toàn miễn là nguồn điện không ngắt lâu hơn 4 giờ và cửa tủ lạnh vẫn đóng. Vứt bỏ hết các loại thực phẩm dễ hỏng (như thịt, thịt gia cầm, cá, trứng hay thức ăn thừa) mà được bảo quản ở nhiệt độ trên 40C trong 2 giờ hoặc hơn.
- Kiểm tra thực phẩm đóng hộp có hư hỏng không?
Biểu hiện hư hỏng của võ hộp gồm hộp phồng, rò rỉ, có vết đâm thủng, các lỗ thủng, vết nứt, vết rỉ sắt sâu rộng, hay vết lõm rất nghiêm trọng mà chúng ta không thể xếp chồng hộp theo cách bình thường, hoặc không thể mở hộp bằng tay, bằng dụng cụ mở đồ hộp loại tròn.
Bên ngoài võ hộp sờ thấy nhớt là dấu hiệu của vết rò rỉ. Các thực phẩm đóng hộp vừa mua mà có hiện tượng rò rỉ thì chúng ta nên trả lại cho đại lý để lấy lại tiền hay đổi hàng khác. Nếu không, chúng ta hãy vứt bỏ sản phẩm đó đi.
- Không bảo quản các thực phẩm như khoai tây và củ hành dưới bồn rửa. Sự rò rỉ từ các đường ống có thể phá hủy thực phẩm. Bảo quản khoai tây và củ hành ở những nơi thoáng mát.
- Để thực phẩm tránh xa các chất độc hại: Không lưu giữ các thực phẩm lâu hỏng gần các hóa chất và sản phẩm vệ sinh nhà cửa.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.