Hội thảo nhằm thực hiện Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Công văn số 3255/VPCP-KGVX ngày 24/4/2020, trong đó có giao Bộ Y tế chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, vật tư y tế tăng cường quản lý, đảm bảo chất lượng khẩu trang, vật tư y tế, kit xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, hội thảo được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất nhóm sản phẩm phòng, chống dịch COVID-19 như sản xuất khẩu trang, găng tay y tế, trang phục bảo hộ… hiểu rõ hơn các yêu cầu về các quy định, các tiêu chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật liên quan để nắm bắt, tuân thủ và sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, đảm bảo chất lượng.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bày tỏ sự đánh giá cao hoạt động phối hợp giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế trong việc hỗ trợ các thông tin về các yêu cầu về tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật … cho các Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19. Mong muốn qua chương trình hội thảo này sẽ giúp các Doanh nghiệp hiểu rõ hơn các yêu cầu để sản phẩm sản xuất đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đóng góp vào sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian dịch COVID-19 và hướng tới phát triển bền vững. Ông Nguyễn Hoàng Linh cũng cho biết thêm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, với vai trò đơn vị quản lý Nhà nước, cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm trong việc phối hợp với Bộ Y tế trong việc xây dựng Tiêu chuẩn/Quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực trang thiết bị y tế.
Ông Nguyễn Minh Tuấn cũng cho biết thêm, sản xuất các sản phẩm đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là một yêu cầu tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển sản xuất một cách bền vững, tăng cường năng lực, nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Về định hướng phát triển bền vững, lâu dài, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ để xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các nhóm sản phẩm trang thiết bị y tế.
Hội thảo lần này sẽ là các thông tin quan trọng được chia sẻ và trao đổi nhằm tăng cường chất lượng, năng lực sản xuất và giải đáp, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch COVID-19.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Khôi – Vụ trưởng – Vụ Tiêu chuẩn – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) có bài trình bày “Giới thiệu Hệ thống Tiêu chuẩn và Quy chuẩn về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa nói chung”; Ông Đoàn Quang Minh - Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) phổ biến quy định, chính sách hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19; Ông Nguyễn Tiến - Trưởng hợp phần Kết nối thị trường - Dự án USAID LinkSME – của chính phủ Mỹ tài trợ cho Việt Nam trong việc nâng cao năng xuất chất lượng, năng lực sản xuất, cung ứng trình bày “Giới thiệu tổng quan tình hình các SME trong nước cung cấp hàng hóa PPE trong đợt dịch COVID 19 vừa qua, cơ hội cho Việt Nam; Các yêu cầu về chứng nhận, chất lượng cho hàng hóa nhập khẩu đối với thị trường Mỹ và Châu Âu; Các vấn đề thực trạng về chứng nhận FDA và CE tại Việt Nam... Ông Phạm Quốc Bình – Trưởng phòng Kỹ thuật – Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) đơn vị trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (MOST) giới thiệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Các yêu cầu đối với sản phẩm/sản xuất; Các yêu cầu về đánh giá sự phù hợp; Và các yêu cầu xuất khẩu cho nhóm sản phẩm khẩu trang, găng tay y tế và quần áo bảo hộ.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã nghe đại diện các doanh nghiệp tham dự chia sẻ những vấn đề khó khăn, thuận lợi trong việc sản xuất và xuất khẩu nhóm mặt hàng vật tư y tế phòng chống dịch, qua đó thảo luận hỏi đáp, trả lời các câu hỏi từ doanh nghiệp của các chuyên gia trình bày tại Hội thảo để xác định rõ những vẫn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cùng nhau tìm giải pháp tháo gỡ.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Hỗ trợ bảo vệ các “chiến sĩ tuyến đầu” trong đại dịch COVID-19
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.