Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiểm soát các triệu chứng thứ cấp của bệnh Parkinson

Parkinson sẽ gây ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của người bệnh, từ khả năng nói cho đến dáng đi và khả năng nhận thức của bạn. Nhận biết triệu chứng của bệnh này là một trong những việc hết sức cần thiết.

Kiểm soát các triệu chứng thứ cấp của bệnh Parkinson

Parkinson là một bệnh lý tiến triển. Bệnh khởi phát chậm, thường bắt đầu với những cơn run rẩy nhẹ. Nhưng theo thời gian, bệnh sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến mọi mặt, từ khả năng nói cho đến dáng đi và khả năng nhận thức của bạn. Hiện tại vẫn chưa có cách nào chữa khỏi căn bệnh này. Một phần quan trọng trong điều trị thành công bệnh Parkinson là nhận ra và kiểm soát các triệu chứng thứ cấp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Dưới đây là một số triệu chứng thứ cấp thường gặp và những gì bạn có thể làm để kiểm soát chúng.

Trầm cảm

Trầm cảm là một triệu chứng khá thường gặp ở bệnh nhân Parkinson. Trên thực tế, có khoảng 50% bệnh nhân Parkinson trải qua tình trạng trầm cảm. Đối mặt với sự thật rằng cơ thể và cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ như trước được nữa có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và cảm xúc của bạn. Các triệu chứng trầm cảm bao gồm cảm giác buồn, lo lắng hoặc mất hứng thú.

Nếu bạn nghĩ bạn đang bị trầm cảm, việc trao đổi với bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý là một việc bắt buộc. Trầm cảm thường sẽ được điều trị khỏi bằng các loại thuốc chống trầm cảm và các liệu pháp tâm lý.

Khó ngủ

Hơn 75% bệnh nhân Parkinson báo cáo rằng họ gặp các vấn đề về giấc ngủ như ngủ không yên giấc, thường xuyên thức dậy trong đêm. Bạn cũng có thể sẽ cảm thấy buồn ngủ một cách bất chợt trong suốt cả ngày.

Trao đổi với bác sỹ về việc dùng một số loại thuốc không kê đơn hoặc kê một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ để giúp bạn điều chỉnh giấc ngủ của bạn.

Táo bón và các vấn đề về tiêu hóa

Khi bệnh Parkinson tiến triển, đường tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động chậm lại và kém hiệu quả hơn. Việc giảm nhu động ruột sẽ làm tăng tình trạng táo bón và tăng sự kích thích với ruột.

Thêm vào đó, một vài loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân Parkinson như anticholinergic cũng có thể gây táo bón. Ăn những bữa ăn cân bằng, ăn nhiều rau, hoa quả và ngũ cốc là bước đầu tiên bạn nên thực hiện. Các sản phẩm tươi sống và nguyên cám chứa rất nhiều chất xơ, và do đó có thể ngăn chặn táo bón. Các thực phẩm hỗ trợ chứa chất xơ cũng là một lựa chọn tốt của rất nhiều bệnh nhân Parkinson.

Đảm bảo rằng bạn đã hỏi bác sỹ về tần suất bổ sung chất xơ vào bữa ăn. Việc này sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ không thêm quá nhiều chất xơ trong một khoảng thời gian quá ngắn vì việc này sẽ làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

Các vấn đề về hệ tiết niệu

Cũng giống như hệ tiêu hóa, các cơ của hệ tiết niệu cũng trở nên yếu hơn. Bệnh Parkinson và các thuốc kê để điều trị bệnh Parkinson có thể làm cho hệ thần kinh tự chủ của bạn không hoạt động tốt. Khi việc này xảy ra, bạn sẽ mắc phải tình trạng tiểu tiện không tự chủ hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu.

Khó khăn trong việc ăn uống

Trong giai đoạn muộn của bệnh, cơ ở họng và miệng có thể sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này có thể làm cho việc nhai và nuốt trở nên khó khăn. Từ đó, có thể sẽ gia tăng nguy cơ chảy nước dãi hoặc hóc nghẹn khi ăn. Nỗi sợ mình sẽ bị hóc và các vấn đề liên quan đến ăn uống khác có thể làm bạn có nguy cơ không đủ chất dinh dưỡng cần thiết. 

Trị liệu với các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc trị liệu ngôn ngữ có thể giúp bạn lấy lại sự kiểm soát với các cơ vùng mặt.

Hạn chế vận động

Tập thể thao là quan trọng với mọi người và càng đặc biệt quan trọng với bệnh nhân Parkinson. Vật lý trị liệu hoặc luyện tập có thể giúp cải thiện khả năng vận động, cải thiện cơ bắp và phạm vi chuyển động

Tăng cường và duy trì sức mạnh của cơ bắp có ích rất nhiều khi sự săn chắc của cơ bắp đang dần mất đi. Trong một số trường hợp, sức mạnh của cơ bắp có tác dụng như một bộ đệm và có thể chống lại tác dụng có hại của một số bệnh khác. Thêm vào đó, mát xa cũng có thể giúp bạn giảm căng cơ và thư giãn.

Dễ ngã và mất thăng bằng

Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến cảm giác về thăng bằng của bạn và làm cho những hoạt động bình thường, ví dụ như đi bộ, trở nên nguy hiểm hơn. Khi bạn đi bộ, hãy đảm bảo rằng bạn đi chậm để cơ thể có thể tự cân bằng lại. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để tránh mất thăng bằng:

  • Đừng cố quay lại bằng cách lấy chân làm trụ. Thay vào đó, hãy xoay người lại bằng cách đi bộ quay lại theo hình chữ U.
  • Tránh mang vác vật gì trong khi đi bộ. Tay có thể giúp cơ thể bạn giữ thăng bằng.
  • Sắp xếp lại đồ nội thất trong nhà, tạo ra khoảng trống lớn giữa các đồ vật để tránh các tai nạn do té ngã. Khoảng trống này sẽ cho phép bạn đi lại được. Đặt lại vị trí của đồ nội thất và đèn trong phòng để giảm tối đa số dây nối. Lắp đặt các tay vịn ở hành lang, lối vào, dọc theo cầu thang và theo các bức tường.

Các vấn đề về tình dục

Một triệu chứng thứ cấp phổ biến nữa của bệnh nhân Parkinson là suy giảm ham muốn tình dục. Các bác sỹ không biết nguyên nhân là gì nhưng sự phối hợp giữa các yếu tố về thể chất và tâm lý có thể dẫn đến việc suy giảm ham muốn tình dục. Tuy nhiên, vấn đề này có thể sẽ điều trị được bằng việc dùng thuốc và tư vấn.

Ảo giác

Những thuốc được kê để điều trị bệnh Parkinson có thể gây ra thị lực bất thường, những giấc mơ sống động và thậm chí là ảo giác. Nếu những sự thay đổi trong đơn thuốc không làm những tác dụng không mong muốn này cải thiện hoặc biến mất, bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn thuốc chống loạn thần.

Đau

Hạn chế vận động đi kèm với bệnh Parkinson có thể làm tăng nguy cơ bị sưng cơ và khớp, dẫn đến những cơn đau kéo dài. Các loại thuốc kê đơn để điều trị bệnh cũng có thể giúp giảm một số cơn đau. Luyện tập cũng có thể làm giảm sự cứng cơ bắp và đau cơ.

Thuốc điều trị bệnh Parkinson thường có một vài tác dụng phụ. Những tác dụng này bao gồm rối loạn vận động, buồn nôn, chứng cuồng dâm, hành động cưỡng chế và ăn quá mức. Rất nhiều tác dụng không mong muốn này sẽ biến mất bằng việc điều chỉnh đơn thuốc và liều dùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể loại trừ được những tác dụng phụ này mà vẫn điều trị bệnh Parkinson hiệu quả. Bạn sẽ phải chấp nhận việc xuất hiện một vài tác dụng phụ. Không nên tự ngừng thuốc hoặc tự điều chỉnh đơn thuốc mà không có chỉ định từ bác sỹ.

Bệnh Parkinson không dễ để sống chung nhưng có thể kiểm soát được. Trao đổi với bác sỹ, người chăm sóc hoặc các nhóm hỗ trợ để tìm ra cách kiểm soát và sống chung với bệnh Parkinson.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 sự thật về bệnh Parkinson

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm