Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu thêm về bệnh viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi tuyến nước bọt hoặc ống nước bọt bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến việc giảm tiết nước bọt do tắc nghẽn hoặc viêm ống nước bọt, gọi chung là viêm tuyến nước bọt.

Hiểu thêm về bệnh viêm tuyến nước bọt

Nước bọt hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn và giữ miệng của bạn ẩm và sạch sẽ. Nước bọt sẽ giúp rửa sạch vi khuẩn và thức ăn thừa, và cũng tham gia vào quá trình kiểm soát lượng vi khuẩn tốt và xấu có trong miệng.

Nếu tuyến nước bọt không hoạt động tốt, lượng vi khuẩn và thức ăn thừa được rửa trôi sẽ ít hơn và dẫn đến tình trạng viêm.

Bạn có 3 đôi tuyến nước bọt chính, nằm ở hai bên mặt.

  • Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất, nằm ở hai bên má, phía trên hàm và phía trước của tai. Khi một trong hai tuyến này bị viêm thì được goi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
  • Tuyến dưới hàm nằm ở hai bên hàm, phía xướng xương hàm.
  • Tuyến dưới lưỡi nằm ở phía dưới của miệng, dưới lưỡi.
  • Ngoài ra, còn có hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ có tác dụng làm lắng nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng của bạn.
Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt thường là do nhiễm vi khuẩn. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn gây viêm tuyến nước bọt phổ biến nhất. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyến nước bọt bao gồm:

  • Streptococcus viridans (một loại liên cầu khuẩn)
  • Haemophilus influenzae (vi khuẩn gây viêm màng não)
  • Streptococcus pyogenes
  • Escherichia coli (E.coli)

Việc nhiễm trùng sẽ để lại hậu quả là giảm tiết nước bọt. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn hoặc viêm ống tuyến nước bọt. Virus và các tình trạng bệnh lý khác cũng có thể làm giảm tiết nước bọt, bao gồm:

  • Quai bị - một tình trạng nhiễm virus dễ lây lan, thường gặp ở trẻ em chưa được tiêm chủng
  • HIV
  • Virus cúm A và virus á cúm typ I và II
  • Herpes
  • Sỏi tuyến nước bọt
  • Ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do đờm nhầy
  • Khối u
  • Hội chứng Sjogren: là một bệnh tự miễn gây khô miệng.
  • Bệnh sarcoidosis: là bệnh mà từng mảng viêm, nhiễm trùng xuất hiện trên khắp cơ thể.
  • Mất nước
  • Suy dinh dưỡng
  • Điều trị xạ trị vùng đầu và cổ
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố sau đây có thể làm bạn dễ cảm nhiễm với với bệnh viêm tuyến nước bọt:

  • Trên 65 tuổi
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Không được tiêm phòng quai bị

Các tình trạng bệnh lý mãn tính dưới đây cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng:

  • HIV, AIDS
  • Hội chứng Sjogren
  • Tiểu đường
  • Suy dinh dưỡng
  • Nghiện rượu
  • Chứng ăn vô độ
  • Hội chứng khô miệng

Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt

Những triệu chứng dưới đây có thể sẽ xuất hiện khi bị viêm tuyến nước bọt. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để được chẩn đoán chính xác nhất. Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt có thể rất giống với nhiều bệnh khác. Các triệu chứng bao gồm:

  • Thường xuyên bị mất vị giác hoặc cảm thấy miệng bị hôi
  • Không thể mở to miệng được
  • Khó chịu hoặc đau khi mở miệng hoặc khi ăn
  • Có mủ trong miệng
  • Khô miệng
  • Đau ở trong miệng
  • Đau vùng mặt
  • Đỏ hoặc sưng phía trên hàm, trước hàm hoặc phía dưới miệng
  • Sưng mặt hoặc cổ
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng, như sốt hoặc ớn lạnh.

Liên lạc với bác sỹ ngay nếu bạn bị viêm tuyến nước bọt đi kèm với sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt, hay nếu các triệu chứng diễn biến xấu đi. Những triệu chứng này có thể sẽ cần phải được cấp cứu về mặt y tế.

Biến chứng

Biến chứng của viêm tuyến nước bọt thường không phổ biến. Nếu viêm tuyến nước bọt không được điều trị, mủ có thể tích tụ lại và hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt gây ra do khối u lành tính có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Khối u ác tính có thể sẽ phát triển rất nhanh và gây ra mất cử động ở vùng mặt bị tổn thương. Việc này có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ vùng này.

Bạn cũng có thể bị biến chứng nếu tình trạng nhiễm trùng ban đầu lan từ tuyến nước bọt sang các phần khác của cơ thể, bao gồm nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm mô tế bào) hoặc viêm họng Ludwig (một dạng viêm mô tế bào xảy ra ở phía dưới của miệng)

Điều trị viêm tuyến nước bọt

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn và các triệu chứng mà bạn xuất hiện thêm, ví dụ như sưng hoặc đau.

Kháng sinh có thể sẽ được sử dụng để điều trị nhiễm vi khuẩn, mủ hoặc sốt. Ổ áp xe có thể sẽ được chọc hút.

Điều trị tại nhà bao gồm:

  • Uống 8-10 cốc nước một ngày để kích thích tuyến nước bọt và giữ tuyến nước bọt sạch sẽ.
  • Mát xa vùng tuyến nước bọt bị tổn thương
  • Chườm ấm và vùng bị tổn thương
  • Súc miệng với nước ấm, có pha một chút muối
  • Ngậm, hoặc mút chanh chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích tiế nước bọt và giảm sưng.

Đa số các trường hợp viêm tuyến nước bọt không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ cần thiết trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát. Mặc dù không phổ biến nhưng phẫu thuật có thể sẽ bao gồm việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến mang tai hoặc loại bỏ tuyến dưới hàm.

Dự phòng

Không có cách nào dự phòng được viêm tuyến nước bọt. Cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ viêm tuyến nước bọt là uống nhiều nước và thực hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bao gồm chải răng đúng cách và sử dụng chỉ tơ nha khoa làm sạch răng ít nhất hai lần một ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật thú vị về nước bọt

Ts.Bs Trương Hồng Sơn
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm