Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách làm sạch tai an toàn

Đã bao giờ bạn cảm thấy tai mình bị đầy và có cảm giác tắc nghẽn trong tai? Quá nhiều ráy tai tích tụ lại đôi khi có thể sẽ làm giảm thính lực của bạn. Và bạn cũng biết rằng, dùng tăm bông để không phải là cách an toàn để loại bỏ ráy tai. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn làm sạch tai một cách an toàn.

Cách làm sạch tai an toàn

Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên làm sạch tai

Ráy tai là một chất tự làm sạch do cơ thể tự sản xuất ra. Ráy tai có nhiệm vụ thu thập bụi bẩn, vi khuẩn và các chất cặn bã khác có trong tai. Thông thường, ráy tai sẽ tự tìm đường ra khỏi tai một cách tự nhiên thông qua động tác nhai hoặc các cử động khác của xương hàm.

Rất nhiều người không bao giờ cần phải làm sạch tai. Tuy nhiên, đôi khi, ráy tai sẽ hình thành quá nhiều, không thể tự thoát ra ngoài như cách thông thường được và gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn. Khi ráy tai đạt đến số lượng này còn được gọi là tình trạng nút ráy tai. Nếu bạn bị nút ráy tai, bạn sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Cảm thấy ngứa ở bên tai bị ảnh hưởng
  • Cảm thấy đầy hoặc ù tai
  • Giảm khả năng nghe ở bên tai bị ảnh hưởng
  • Bên tai bị ảnh hưởng có mùi khó chịu
  • Chóng mặt
  • Ho

Bạn sẽ dễ bị tích tụ ráy tai nhiều hơn nếu bạn thường xuyên sử dụng máy trợ thính hoặc nút bịt tai. Người cao tuổi và những người bị khiếm khuyết về mặt phát triển cũng sẽ có nguy cơ tích tụ ráy tai nhiều hơn. Hình dạng của ống tai cũng có thể khiến việc tự tìm đường ra ngoài của ráy tai trở nên khó khăn hơn.

Các cách làm sạch tai an toàn

Các an toàn nhất để loại bỏ ráy tai ra khỏi tai là đến gặp bác sỹ. Bác sỹ có thẻ sử dụng một dụng cụ đặc biệt để làm sạch tai cho bạn. Tuy nhiên, đó là tại Mỹ. Còn tại Việt Nam, hầu như không có bác sỹ nào thực hiện dịch vụ này, do vậy, cách tốt nhất là bạn nên tự loại bỏ ráy tai tại nhà. Những phương pháp dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn:

Vải ẩm

Tăm bông có thể sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai. Bạn chỉ nên sử dụng tăm bông cho vùng ngoài của tai, hoặc tốt nhất là phủ một tấm vải ấm, và ẩm lên bên ngoài tai.

Các chất làm mềm ráy tai

Có một số loại thuốc nhỏ tai không cần kê đơn có tác dụng làm mềm ráy tai. Những loại thuốc này thường là một lựa chọn tốt. Chúng thường bao gồm:

  • Dầu khoáng
  • Glycerin
  • Peroxide
  • Hydrogen peroxide
  • Nước muối

Nhỏ vài giọt thuốc nhỏ tai vào tai, đợi một vài phút và sau đó làm sạch hoặc rửa sạch tai. Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Gọi cho bác sỹ ngay nếu sau khi áp dụng cách này mà các dấu hiệu khó chịu ở tai vẫn còn.

Dùng ống tiêm

Bạn có thể rửa tai của mình bằng cách sử dụng một ống tiêm. Trong quá trình này, bạn sẽ rửa sạch ống tai nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc nước muối. Phương pháp này thường sẽ hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng các giải pháp làm mềm ráy tai trước đó 15-30 phút trước khi rửa tai. Tốt nhất, bạn cũng nên làm ấm nước/nước muối rửa tai bằng với nhiệt độ cơ thể để tránh bị chóng mặt.

Những điều nên tránh làm với đôi tai

Rất nhiều người không cần phải thường xuyên làm sạch tai vì ráy tai có thể tự làm được việc này. Nếu bạn sử dụng những vật nhỏ, ví dụ như tăm bông, bạn có thể sẽ đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai. Một khi ráy tai đã hình thành thì rất có thể sẽ gây ra tình trạng nút ráy tai.

Quy tắc thường được các bác sỹ khuyên các bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho tai đó là: không đưa vật gì nhỏ hơn khuỷu tay của bạn vào trong tai. Nói cách khác, không nên đưa những vật sắc nhọn, tăm bông hoặc bất kỳ vật gì có khả năng làm tổn thương màng nhĩ và tổn thương thính lực vĩnh viễn vào trong tai. Bạn cũng không nên cố loại bỏ ráy tai nếu bạn:

  • Bị bệnh tiểu đường
  • Bị tổn thương hệ miễn dịch
  • Có lỗ ở màng nhĩ

Các biến chứng

Nếu bạn có quá nhiều ráy tai mà lại không làm sạch tai, thì các triệu chứng có thể sẽ diễn biến xấu đi. Bạn sẽ bị kích thích tai nhiều hơn và thậm chí là mất thính lực. Ráy tai cũng có thể tích tụ lại quá nhiều khiến các bác sỹ không thể nhìn sâu vào trong tai để chẩn đoán các vấn đề khác về tai được.

Khi nào nên đến gặp bác sỹ

Các dấu hiệu của nút ráy tai như:

  • Cảm thấy đầy ở trong tai
  • Giảm khả năng nghe
  • Đau tai

Có thể cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như nhiễm trùng. Bác sỹ có thể sẽ nhìn sâu hơn vào trong tai để xác định liệu các triệu chứng của bạn là do nhiều ráy tai hay do nguyên nhân khác.

Dấu hiệu viêm tai ở người lớn bao gồm:
  • Đau tai giữa
  • Tai chảy dịch
  • Ảnh hưởng đến khả năng nghe

Triệu chứng viêm tai thường tiến triển rất nhanh. Nếu bạn cảm thấy đau và chảy dịch từ tai, thì không nên tự xử lý tại nhà. Hãy đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán kịp thời và được dùng thuốc (nếu cần)

Nếu bạn bị nút ráy tai nhiều hơn 1 lần/năm hoặc có các yếu tố nguy cơ khác, hãy nói với bác sỹ.

Bảo vệ đôi tai

Ngoài việc giữ tai sạch sẽ, bạn cũng nên bảo vệ đôi tai và khả năng nghe của mình trong những năm tới bằng những cách sau:

  • Không đưa các vật nhỏ vào trong tai vì những vật này có thể gây tổn thương màng nhĩ hoặc gây nút ráy tai.
  • Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn. Đeo chụp bảo vệ tai hoặc nút tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn.
  • Dành ra những khoảng nghỉ ngơi khi sử dụng tai nghe, headphones và luôn để âm lượng ở mức đủ nghe (là mức mà những người ở ngoài không thể nghe thấy bạn đang nghe gì trong tai nghe). Cũng không nên bật đài trong xe ô tô quá to trong khi đang lái xe.
  • Làm sạch và làm khô tai sau khi đi bơi để tránh tình trạng nước trong tai.
  • Chú ý đến bất cứ thay đổi nào, dù là nhỏ nhất về khả năng nghe của mình, đặc biệt là nếu những thay đổi này xảy ra cùng với việc sử dụng một loại thuốc nào đó. Nếu bạn nhận thấy thính lực của mình thay đổi, gặp vấn đề về giữ thăng bằng hay thấy bị ù tai, hãy gọi ngay cho bác sỹ.
  • Đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt nếu bạn thấy tự nhiên bị đau tai, mất thính lực hoặc nếu bị chấn thương vùng tai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 lỗi cơ bản khi làm sạch tai

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm