Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật và hiểu lầm về bệnh ưa chảy máu

Với những người bị bệnh ưa chảy máu Hemophilia, đây là một căn bệnh cần được quan tâm đúng mức.

Ưa chảy máu là một rối loạn chảy máu ảnh hưởng đến khoảng 200.000 người tại Mỹ. Đây là một tình trạng khá hiếm gặp, nhưng bất cứ ai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Những người mắc phải bệnh ưa chảy máu này thường bị thiếu hoặc có hàm lượng yếu tố đông máu thấp hơn.

Hai dạng bệnh ưa chảy máu chính là ưa chảy máu type A, có nguyên nhân là do thiếu yếu tố đông máu VIII và ưa chảy máu type B, do thiếu yếu tố đông máu IX. Rối loạn này thường xảy ra ở nam giới, nhưng nữ giới cũng có thể mang các gen đột biến gây ra rối loạn này.

Trong cơ thể người, bạn chỉ cần khoảng 5% số lượng yếu tố đông máu hoạt động bình thường. Những người có số lượng yếu tố đông máu hoạt động nhiều hơn 5% thường sẽ không bị chảy máu nghiêm trọng như những người bị bệnh ưa chảy máu, trừ khi họ bị chấn thương nặng. Những người mắc bệnh ưa chảy máu thường sẽ có dưới 1% yếu tố đông máu hoạt động. Những người bị bệnh ưa chảy máu sẽ chảy máu lâu hơn chứ không phải nhanh bị chảy máu hơn như nhiều người vẫn nghĩ. Nhiều người cho rằng những người ưa chảy máu thậm chí có thể chết vì một vết cắt do giấy sắc cắt vào nhưng điều đó không đúng. Trên thực tế, các vấn đề mà người bị bệnh ưa chảy máu mắc phải thường liên quan đến tình trạng chảy máu trong, gây tổn thương tới các cơ quan và mô hoặc được phát hiện sau những ca tiểu phẫu đơn giản.

Các dấu hiệu sớm của bệnh ưa chảy máu có thể là là dễ bị bầm tím khi còn nhỏ. Khi thực hiện các tiểu phẫu đơn giản như cắt VA, nhổ răng khôn, tình trạng chảy máu sẽ nặng hơn. Việc khâu sẽ không đủ để cầm máu mà cần phải đến bệnh viện để truyền các yếu tố đông máu. Với những người mắc bệnh ưa chảy máu, việc chảy máu ở các khớp lớn như khớp đùi, khớp hông có thể gây sưng và đau mạn tính, đôi khi thậm chí sẽ cần phải phẫu thuật thay thế khớp. Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh ưa chảy máu là khi cơ thể từ chối tiếp nhận các yếu tố đông máu truyền vào và sẽ sản sinh ra các kháng thể, hay còn gọi là các chất ức chế để chống lại các yếu tố đông máu. Có khoảng 20% số bệnh nhân sẽ gặp phải biến chứng này.

Do các yếu tố đông máu truyền vào là nhân tạo và không “quen” với cơ thể, do vậy, với một số bệnh nhân, hệ miễn dịch sẽ coi các yếu tố này là “kẻ thù” và bắt đầu tấn công. Hậu quả là, các yếu tố đông máu sẽ không hoạt động. Điều trị cho những bệnh nhân này sẽ cần truyền yếu tố đông máu liều cao hơn hoặc truyền một số sản phẩm máu đặc biệt khác.

Một số bệnh nhân mắc bệnh ưa chảy máu có thể tự tiêm yếu tố đông máu thường xuyên. Việc này sẽ tốn kém tiền của và thời gian hơn nhưng sẽ cho phép bệnh nhân chủ động hơn. Người bệnh sẽ không phải nhập viện để truyền yếu tố đông máu và có thể thực hiện các hoạt động khác bình thường, thậm chí có thể chạy được nửa quãng đường chạy marathon. Tuy vậy, bệnh ưa chảy máu vẫn là

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhóm máu nào hiếm nhất trên thế giới?

Bình luận
Tin mới
Xem thêm