Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật khoảnh khắc cái chết dưới góc nhìn khoa học hiện đại

Cho dù là ai, nổi tiếng hay bình thường, cuối cùng vẫn chạm tay vào cái chết. Khoảnh khắc lúc chết diễn ra thế nào đang là đề tài được quan tâm.

Dưới đây là một số trải nghiệm của con người trước khi bước sang thế giới bên kia vừa được khoa học hiện đại nghiên cứu, lý giải.

Cái chết là gì?

Khoa học nghiên cứu về cái chết đã trở thành một ngành riêng có tên, tử vong học (thanatology), xem chết hay cái chết là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống của một cơ thể. Tuy nhiên, định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực có liên quan. Trong y học, chết là sự chấm dứt của mọi hoạt động sống như hô hấp, trao đổi chất, sự phân chia các tế bào... đều được chấm dứt vĩnh viễn. Người ta chia chết ra làm hai dạng là chết lâm sàng mà các phương pháp khám lâm sàng cho phép xác định là chết (như tim ngừng đập, ngừng thở, mất tri giác...); hai là chết thật, khi các mô không còn hoạt động được nữa và bắt đầu phân hủy. Những ca tử vong phổ biến ở con người là bệnh tim, tiếp đến là đột quỵ, tai biến mạch máu não, và thứ 3 là nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Trong xã hội loài người, bản chất của cái chết và sự nhận thức của con người về cái chết là các mối quan tâm diễn ra hàng thiên niên kỷ nay trong thế giới tôn giáo và triết học. Điều này bao gồm niềm tin vào sự sống tái sinh, hoặc ý thức cho rằng vĩnh viễn không còn tồn tại, được gọi là lãng quên theo chủ nghĩa vô thần.

su-that-khoanh-khac-cai-chet-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-hien-dai-1

Những người chết vào buổi sáng thường có đồng hồ sinh học khác hơn so với những người chết vào ban đêm

Khoảnh khắc khi con người chết có gì đặc biệt?

Gen vẫn còn sống?

Nhiều gen khác nhau vẫn hoạt hóa tại thời điểm con người tắt thở, một số gen tiếp tục chuyển đổi trong một thời gian dài sau khi chết, điều này thách thức khoa học hiện đại vì không rõ lý do. Theo truyền thống, giả thiết các gen, giống như tế bào sẽ chết dần dần nhưng thực tế không hẳn như vậy. Trong một sinh vật đã chết, một số gen trước đây không hoạt động được bật lên sau 24 giờ sau khi tắt thở và có thể “sống” tới nhiều ngày sau khi chết. Ví dụ, trong loài cá ngựa và chuột, các nhà khoa học quan sát thấy có hơn 500 gen kích hoạt đến 48 giờ sau khi con vật chết.

Do gen còn hoạt hóa nên “sự sống” sau cái chết của tế bào vẫn tồn tại. Với các tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhiều công ty trên thế giới hy vọng một ngày nào đó con người có thể đảo ngược cái chết, cái chết có thể được trì hoãn.

Nhịp sinh học:

Các nhà nghiên cứu khám phá thấy rằng cơ thể con người trải qua chu trình chết sinh học được lập trình sẵn thông qua nhịp sinh học. Nhịp sinh học là đồng hồ sinh học điều chỉnh nhiều hoạt động trong cơ thể, chẳng hạn như giấc ngủ, kiểm soát tâm trạng, sự thèm ăn... Theo nghiên cứu, những người chết vào buổi sáng thường có đồng hồ sinh học, thậm chí cả các thành phần của não cũng khác so với những người chết vào ban đêm.

Qua nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học California, Mỹ, đã phát hiện thấy sự khác biệt trong não bộ của những người chết đột ngột hay chết bất thường có nhịp sinh học não khác biệt. Thông thường, não không thể “biết” được khi chúng ta sắp chết trong một tai nạn  đột ngột, nhưng theo nghiên cứu thì sự khác biệt chu kỳ của protein trong não người đột tử giống như ở những người chết tự nhiên. Điều này có nghĩa, một số thay đổi của bộ não là một phần của chu kỳ được thiết lập để thoát ra tại thời điểm khi con người tắt thở.

Chết sinh học:

Mặc dù “khoảnh khắc” của cái chết khá mơ hồ ngay cả trong bối cảnh lâm sàng, nó vượt ra ngoài cái chết của hành não (brain stem), tức phần thần kinh trung ương tiếp nối với tủy sống, nằm ở phần thấp nhất của hộp sọ, ngay sát trên lỗ chẩm dài khoảng 28mm, vì vậy, khi hành não bị tổn thương, bệnh nhân sẽ tử vong. Ngay cả chủ thể không thể sống lại, thì nhiều tế bào trong cơ thể vẫn còn sống nhưng vẫn được coi là tử vong.

Điều này đặt ra một số câu hỏi liên quan đến bản chất của vấn đề: Con người là gì? Ý thức có bị dập tắt hoặc vượt ra ngoài cơ thể sau khi chết hay không?...  Khoa học hiện đại đang bị thách thức trước những câu hỏi dạng này, và vấn đề trên có thể sẽ tồn tại trong một thời gian rất dài nữa có câu trả lời đích thực. Các nhà khoa học cũng lưu ý, cả hai vấn đề về thể  chất lẫn tâm hồn đều thuộc về con người. Phần duy nhất mà chúng ta thực sự biết, đó là phần thể chất, còn phần linh hồn “bản ngã bên trong” có mất hay không đến nay chưa ai hay biết hoặc nó sẽ mất khi tế bào cuối cùng của cơ thể đã chết hay không?

Thời gian?

Những cá nhân đã trải nghiệm cận tử (NDE) thường cho biết thời gian có sự biến dạng cực độ. NDE là một trải nghiệm được kể lại bởi một người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng và được cứu lại. Một số nhà khoa học tin rằng trải nghiệm này có thể được giải thích bằng các ảo giác do bộ não đang chết dần tạo ra, NDE thường bao gồm cả sự thoát xác (OBE). Những cá nhân đã qua NDE giải thích hiện tượng trên thật huyền bí nhưng khoa học thì lại cho rằng, thời gian dường như chậm lại để chuẩn bị cho giai đoạn dừng lại hoàn toàn.

Theo một số nghiên cứu về cận tử của giáo sư tâm thần học và khoa học thần kinh tại Đại học Virginia (Mỹ), Bruce Greyson, có tới 70% người tham gia đã trải qua một NDE, những người này cho biết thời gian luôn biến thiên, đặc biệt là đi chậm lại. Các nghiên cứu quy mô lớn dài nhiều thập kỷ cũng đã ghi nhận hiện tượng tương tự, nó giúp củng cố cho giới tâm lý học và khoa học hiện đại. Hy vọng, tương lai sẽ có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa về chủ đề trên, đặc biệt là ý thức và thời gian.

su-that-khoanh-khac-cai-chet-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-hien-dai-2

Theo những người cận tử, thời gian luôn biến dạng và đi chậm lại

Hành não chết mới xem là chết thực sự:

Khác với niềm tin phổ biến, bộ não không phải là bộ phận cuối cùng đi vào khoảnh khắc chết. Thông thường, sau một thời gian ngắn khi não chết thì cơ thể được coi là chết hẳn. Ở hầu hết các quốc gia, “cái chết não” thường được định nghĩa là hành não không còn hoạt động, bởi đây là bộ phận quan trọng kiểm soát mọi hoạt động của não và các hệ thống quan trọng trong cơ thể. Như trên đề cập, hành não liên kết tủy sống (toàn bộ hệ thống thần kinh) với các phần của não kiểm soát ý nghĩ và cảm xúc, như vỏ não trước hoặc hippocampus. Điều này đã từng được đề cập trong phim ảnh, khi hành não chết, toàn bộ cơ thể sẽ chết theo.

Về bản chất, cái chết hành não là cái chết của cơ thể bởi hành não kiểm soát mọi thứ, kể cả chức năng hô hấp. Hiện tại, cái chết của hành não được xem là thời điểm cuối cùng của cái chết não và là điểm chết hợp pháp tại mọi  quốc gia. Khi tim ngừng đập, người ta ước tính não có thể sống tối đa 6 phút. Ngay cả đối với một cơn đau tim hoặc chết đuối, nếu não chết, cơ thể có thể sống trong vài phút.

Hoạt động trí não và nhận thức:

Đây là một hiện tượng phản trực giác diễn ra tại thời điểm chết. Theo đó, khi cơ thể bị thiếu oxy ở cấp độ tế bào, hoạt động của não thực sự lên tới đỉnh điểm. Mặc dù các bác sĩ không sử dụng các máy quét cộng hưởng từ chức năng (fMRI) đối với các bệnh nhân đang hấp hối, song nghiên cứu cho thấy bộ não trở nên bối rối,  sáng như màn pháo hoa tại thời điểm chết. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, khi tim chuột ngừng lại, não phát triển mạnh ở tất cả các khu vực, nhất là nơi tạo ra ý thức. Quá trình này khoa học vẫn chưa hiểu hết, nhiều người cho rằng nó tạo ra để phục vụ cho cái mà ta gọi là cận tử, đó là những cảm giác phi thường, ánh sáng, âm thanh, ký ức và những thứ lạ khác mà chỉ có những người gần đất xa trở” mới có được.

Thực tế thì lúc này não bộ đi vào hoạt động quá mức để tạo ra một nhận thức cao ở nhóm người trải nghiệm cận tử. Các nhà khoa học xem những trải nghiệm này này là kết quả của sự kích thích não bộ khi chết. Nếu chúng ta nhìn thấy một quang phổ, tức thì ngay trước khi chết chúng ta là người sống động nhất về mặt kỹ thuật. Đó là một biến số kỳ quặc của số phận, khoảnh khắc cuối cùng của ý thức trước khi vô thức, đây cũng là thời điểm ý thức nhất mà chúng ta có thể có.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 sự thật thú vị khi chúng ta già đi

 

 
BS. BÍCH KIM - Theo Sức khỏe & Đời sống/Listverse
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm