Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (Phần 2)

Tìm hiểu lý do tại sao trẻ có nguy cơ cao bị hội chứng chết đột ngột (SIDS) để biết những yếu tố gây ra và các mẹo phòng ngừa để đảm bảo an toàn của em bé trong khi ngủ!

Làm thế nào để giảm nguy cơ  SIDS ở trẻ và những nguy cơ khác liên quan đến giấc ngủ?

Không có cách nào đảm bảo ngăn  ngừa được hoàn toàn SIDS nhưng bạn có thể giảm thiểu những rủi ro bằng cách thực hiện theo những khuyến nghị dưới đây của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ. Theo đó, các khuyến nghị này có thể giảm nguy cơ mắc các loại tử vong liên quan đến giấc ngủ bao gồm: ngạt thở, bóp nghẹt…

1. Đặt bé nằm ngửa

Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp bảo vệ trẻ. Tỷ lệ tử vong do SIDS giảm hơn 50% kể từ năm 1992 khi APP bắt đầu đề nghẹ trẻ được đặt ngửa để ngủ. Hãy chắc chắn rằng những người chăm sóc trẻ sơ sinh, kể cả người thân và người giữ trẻ biết được điều này.

Nguy cơ một đứa trẻ bị SIDS cao hơn 2 đến 13 lần ở những trẻ được đặt nằm sấp thay vì nằm ngửa. Khi một em bé được đặt nằm sấp để ngủ, trẻ có thể có những khả năng bị quá nóng, tạm dừng hơi thở và chịu nhiều kích thích hơn khiến trẻ hít lại hơi thở vừa mới thở ra gây thiếu oxy.

Đừng để cho trẻ ngủ theo thói quen bởi khi ấy trẻ sẽ ngủ sấp. Khi một đứa trẻ đã đủ lớn để có thể tự trở mình, bạn không cần phải lo lắng về việc đặt bé nằm ngửa suốt đêm tuy nhiên nên tiếp tục đặt bé nằm sấp cho đến khi được một tuổi. Và chắc chắn không có một vật gì xung quanh làm ảnh hưởng đến quá trình thở của bé.

2. Chọn một vị trí, địa điểm ngủ an toàn

Nhiều giường, cũi hiện nay không đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn hiện hành. Hàng triệu cũi của các thương hiệu lớn đã bị thu hồi trong những năm gần đây.

3. Sử dụng một bề mặt ngủ chắc chắn không có vật cản gây khó chịu xung quanh

Hãy đặt bé ngủ trên tấm nệm cứng, chắc chắn không có những vật cản gì xung quanh như gối, đồ chơi.

Không sử dụng nệm mềm, chẳng hẹn như nệm có bọt xốp hoặc bất kỳ loại nào khác. Các bề mặt mềm làm tăng nguy cơ ngạt thở nếu em bé nằm ở tư thế nằm sấp. Nếu con bạn ngủ trong nôi, chỉ sử dụng miếng đệm đi kèm với nó và không che chắn bằng bất kỳ vật dụng nào.

Không có nghiên cứu nào chứng minh các vật cản cản trở được thương tích cho bé, thậm chí còn dẫn đến nghẹt thở, khó thở. Ngoài ra, không có vật cản, không khí sẽ dễ lưu thông tự do hơn xung quanh trẻ và bạn có thể nhìn thấy trẻ tốt hơn.

Bạn có thể quấn bé nhưng chú ý không che chắn bằng một tấm chăn hoặc nệm nào vì nó có thể che khuôn mặt bé, cản trở hơi thở. Nếu bạn nghĩ trẻ có thể bị lạnh, hãy mặc quần áo ấm hơn cho trẻ.

4. Ngủ chung phòng nhưng không chung giường

APP khuyến cáo rằng trẻ nên ngủ chung phòng với bạn trong 6 tháng đầu và lý tưởng nhất là 1 năm đầu. Hãy đặt nôi của bé ở gần bạn, cho phép bạn dễ dàng tiếp cận với trẻ để cho ăn và an ủi vào ban đêm.

APP không khuyên bạn nên ngủ chung cùng trẻ bởi việc này liên quan đến nguy cơ mắc AIDS cao hơn và dễ vô tình dẫn đến ngạt thở, nghẹt thở khi ngủ.

Đừng để trẻ ngủ trên ghế sofa hay bất kỳ bề mặt của chiếc ghế sang trọng nào. Cha mẹ khi đang bế bé nhiều lúc sẽ mệt mỏi và có xu hướng đặt bé xuống trong một giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên những môi trường này mềm, đệm không an toàn cho trẻ sơ sinh, nguy cơ SIDS là rất cao.

Hãy cố gắng không ngủ trong khi ôm bé hoặc đặt bé ở ghế sofa. An toàn hơn để bé vào giường để cho bú thay vì dùng ghế bành hoặc sofa mềm. Nếu bạn ngủ thiếp đi khi đang ôm bé, hãy đặt bé vào nôi ngay khi thức giấc.

5. Cảnh giác với các sản phẩm tiếp thị giảm nguy cơ SIDS

APP đã cảnh báo chống lại việc sử dụng các sản phẩm được tiếp thị là chống SIDS nếu chúng không đồng nhất quan điểm với việc thực hành ngủ an toàn. Ví dụ về các sản phẩm cần tránh bao gồm: nệm, bao da, những đồ định vị khác giữ trẻ ngủ sấp hoặc ngửa. Không có bằng chứng cho thấy những đồ vật này thực sự an toàn cho trẻ. Trong thực tế, một số sản phẩm này (thường làm bằng vật liệu mềm) đã dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.

6. Không đặt trẻ ngủ ở những vị trí ảnh hưởng đến hơi thở

Vị trí an toàn nhất cho bé là nằm thẳng trên lưng bởi việc này giúp khí quản mở ra. Và đừng lo lắng, trẻ sẽ không gặp những vấn đề như nghẹt thở khi đặt nằm ngửa cho dù trẻ có đang mặc trào ngược dạ dày, thực quản.

Đừng để trẻ ngủ trong một thời gian dài trên ghế xe, xe đẩy, xích đu…Điều này đặc biệt quan trọng đối với những trẻ dưới 4 tháng vì chúng có thể ngạt thở nếu đầu ngửa về phía trước quá nhiều. Nếu bé đang ngủ ở những nơi này, hãy đưa bé vào gường hoặc cũi ngay lập tức.

7. Tránh bé quá nóng

Để giữ cho trẻ không bị quá nóng (một yếu tố rủi ro của SIDS) hãy cho trẻ ngủ với không quá nhiều lớp áo trên người. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái trong môi trường ngủ. Quan sát các dấu hiệu quá nóng như đổ mồ hôi, tóc ẩm ướt, nóng ngực.

Không che mặt hoặc đầu khi bé ngủ bằng mũ hoặc mũ trùm đầu (trừ khi bé còn non nớt).

8. Chăm sóc tiền sản thường xuyên

Một số nghiên cứu đã cho thấy việc chăm sóc tiền sản thường xuyên sẽ có nguy cơ SIDS thấp hơn. Chăm sóc tiền sản đúng cách không chỉ quan trọng trong việc đảm bảo mang thai suôn sẻ mà còn bảo vệ sức khỏe của bé bằng cách giảm nguy cơ sinh non hoặc trọng lượng cơ thể thấp. Vì vậy, hãy chắ chắn rằng bạn hiểu đúng hết những thông tin về chăm sóc tiền sản.

9. Không hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy khi mang thai.

Hầu hết các nghiên cứu đều xác định được việc hút thuốc khi mang thai là một yếu tố nguy cơ cho SIDS. Các chuyên gia ước tính rằng một phần ba số ca tử vong do SIDS có thể được ngăn chặn nếu phụ nữ không hút thuốc khi mang thai.

Uống rượu và sử dụng ma túy cũng được xem là yếu tố nguy cơ. Tất nhiên, cả ba yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của bé bằng nhiều cách khác nhau.

10. Giữ bé tránh xa khói thuốc

Giữ gìn không khí xung quanh trẻ không có khói thuốc. Nếu những người xung quanh bạn hút thuốc, hãy chắc chắn rằng họ ra ngoài làm điều đó. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy học về cách ngừng hút thuốc sau khi sinh con và tìm đến tư vấn của bác sĩ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ tăng SIDS ở những nhóm có hút thuốc trong gia đình, số lượng thuốc lá được hút xung quanh trẻ và thời gian tiếp xúc với khói thuốc lá.

11. Chắc chắn trẻ được tiêm chủng theo khuyến cáo

Bằng cách tiêm chủng đầy đủ, con bạn có thể được bảo vệ để chống lại SIDS.

12. Cho con tiếp tục bú nếu có thể

Trẻ càng được bú sữa mẹ thì càng bảo vệ được bé khỏi SIDS. Trẻ được bú dù là ít hay nhiều sữa mẹ cũng đều tốt hơn không bú lượng sữa nào. Một nghiên cứu được tiến hành đã cho kết quả rằng những trẻ được bú sữa mẹ trong một khoảng thời gian nhiều hơn sẽ giảm nguy cơ SIDS xuống gần một nửa.

13. Cho trẻ dùng núm vú khi bạn đặt bé ngủ

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SIDS thấp hơn ở những trẻ dùng núm vú giả mặc dù các nhà khoa học vẫn không biết liệu có nguyên nhân và tác dụng nào không. Vì có sự tương quan nên AAP gợi ý rằng bạn nên cho bé bú núm vú khi đặt trẻ xuống trước khi ngủ trong một năm đầu đời.

Bạn không cần phải ấn núm vú giả nếu bé bị rơi khi ngủ. Và không cần ép buộc bé sử dụng nếu bé không dùng.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo babycenter)
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm