Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhược điểm của thuốc trị rối loạn mỡ máu

Ngày nay, nhóm từ “mỡ máu”, “tăng cholesterol máu”, “tăng triglyceride máu” không còn là xa lạ. Tên gọi đúng là “rối loạn lipid máu” để chỉ đến 4 thành phần lipid máu bị rối loạn...

Ngày nay, nhóm từ “mỡ máu”, “tăng cholesterol máu”, “tăng triglyceride máu” không còn là xa lạ. Tên gọi đúng là “rối loạn lipid máu” để chỉ đến 4 thành phần lipid máu bị rối loạn, đó là: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglycerid. Có 5 nhóm thuốc chủ yếu để điều trị rối loạn lipid máu, trong đó có nhóm statin rất thông dụng với người bệnh. Bài viết này chúng tôi đề cập đến nhược điểm của nhóm thuốc trị rối loạn mỡ máu statin.

Nhóm statin có tác dụng ức chế men HMG-CoA reductase làm giảm tổng hợp LDL-cholesterol từ 25 - 45% tùy theo từng thuốc và liều lượng. Tác dụng hạ triglyceride kém hơn nhóm fibrates nên được lựa chọn ưu tiên trong những trường hợp tăng cholesterol máu. Có các thuốc trong nhóm statin như sau: atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pravastatin, rosuvastatin và simvastatin. Qua thời gian sử dụng trên lâm sàng, người ta thấy nhóm statin có những  nhược điểm cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng.

Lớp mỡ đọng lại ở thành động mạch gây hẹp dòng máu lưu thông .

Gây tiêu cơ vân

Thuốc gây tổn thương và tiêu cơ vân, làm giải phóng các chất bên trong tế bào, trong đó có chất myoglobin, làm tắc ống thận khiến suy thận cấp, gây tử  vong.

Chú ý đến yếu tố thuận lợi làm xuất hiện, tăng nặng là: người vốn có bệnh viêm cơ lan tỏa, hạ huyết áp, nhiễm khuẩn nặng, có các tổn thương lớn, có bất thường về chuyển hóa, đặc biệt khi phối hợp với thuốc hạ lipid máu nhóm fibrate (tần suất và mức độ tiêu cơ vân tăng). Vì vậy không nên dùng hoặc rất thận trọng khi dùng với thuốc nhóm fibrate.

Mức độ gây tiêu cơ vân khác nhau ở mỗi statin: rất nặng với cerivastatin (đã bị rút khỏi thị trường), trung bình với rosuvastatin (Hội Tiêu dùng Mỹ khiếu nại nhưng FDA chưa có ý kiến), hiếm với simvastatin. Nói chung, các statin ở liều điều trị ít khi gây tai biến này nên vẫn dùng theo liều khung quy ước.

Cần phải tạm ngưng hoặc ngưng hẳn thuốc khi có triệu chứng đau cơ nặng, tiêu cơ vân (có myoglobin trong nước tiểu, dù có hay chưa có suy thận cấp) hoặc có yếu tố nguy cơ dẫn đến tiêu cơ vân như chấn thương, hạ huyết áp, nhiễm khuẩn cấp, rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng, rối loạn nội tiết, rối loạn điện giải như trong tiêu chảy cấp hay động kinh chưa khống chế được.

Rosuvastatin cũng được nghiên cứu lại. Nếu dùng cùng liều thì nồng độ rosuvastatin trong máu ở người da đen, người châu Á cao gấp 2 lần người da trắng châu Mỹ. FDA chưa có chứng cứ để xem rosuvastatin độc hơn các statin khác, song các cơ quan quản lý thuốc tại nhiều nước cũng như hãng sản xuất đều đề cập đến các tác dụng phụ, điều chỉnh liều dùng nhằm đảm bảo an toàn.

Tăng đột quỵ

Theo nghiên cứu SEARCH, dùng atorvastatin 80mg/ngày cho người bệnh không bị động mạch vành tim nhưng có đột quỵ hay cơn thiếu máu thoáng qua 6 tháng trước đó có liên quan tới việc tăng đột quỵ xuất huyết so với nhóm chứng không dùng thuốc (2,3% so với 1,4%).

Tăng men gan

Thuốc không tích lũy ở gan, không gây độc cho gan. Tuy nhiên, trên thực tế có một số bệnh nhân bị tăng men gan. Sau khi ngưng dùng thuốc, men gan sẽ trở về bình thường nhưng cũng có trường hợp men gan không trở về bình thường. Vì vậy cần  kiểm tra men gan trước khi điều trị, trong vòng 12 tuần sau khi điều trị hay sau khi tăng liều, sau đó kiểm tra định kỳ mỗi 4 tuần/lần trong suốt thời gian dùng thuốc.

Nếu thấy men gan tăng bất thường, cần theo dõi chặt chẽ. Cần ngừng hẳn thuốc nếu thấy men gan tăng gấp 3 lần bình thường. Thận trọng ở người nghiện rượu, viêm gan, tắc mật.

Tổn thương gân gót

Một số hồi cứu mới đây của Pháp trên 4.597 người dùng statin cho thấy có khoảng 1,32% bị tổn thương gân gót, nhưng chỉ xảy ra khi dùng lâu dài nên không vì điều này mà tự ý ngưng thuốc.

Một số tác dụng phụ khác

Đã có khuyến cáo toàn bộ nhóm thuốc statin có nguy cơ gây mất trí nhớ, nhầm lẫn, tăng đường huyết, đái tháo đường typ 2. FDA yêu cầu các hãng sản xuất statin phải ghi cảnh báo này lên nhãn và ghi khuyến cáo nếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, tiểu vàng, đau bụng, vàng da, thì phải thông báo cho bác sĩ điều trị biết ngay. Ngoài ra, FDA cũng khuyến cáo người đang dùng lovastatin không nên dùng thêm các loại thuốc trị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vì có thể tổn thương cơ vân.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi dùng statin đơn, chỉ được dùng trong khung liều quy định. Khi dùng statin phối hợp với các thuốc ức chế cytochrom P-450 hay fibrate phải dùng ở liều thấp hơn nhiều. Cần thăm dò liều để dùng ở liều tối thiểu có hiệu lực và an toàn.

Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu thường được cơ thể dung nạp tốt, nhưng cũng có những tác dụng phụ không mong muốn như trên và còn phụ thuộc vào cơ địa mẫn cảm của từng người bệnh. Do đó trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần tự theo dõi các phản ứng phụ để thông báo cho bác sĩ điều trị biết. Mặt khác cũng cần thông báo cho thầy thuốc biết các loại bệnh kết hợp nếu có và thuốc đang dùng để tránh hiện tượng tương tác thuốc.

Để đảm bảo điều trị có kết quả tốt, cần dùng thuốc dài ngày, thường xuyên liên tục và xét nghiệm kiểm tra lipid máu định kỳ để đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm nồng độ cholesterol và các thành phần liên quan khác sau 4 - 6 tháng dùng thuốc để nếu cần thì điều chỉnh hàm lượng hoặc thay đổi thuốc nhằm mục đích đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

BS. NGÔ VĂN - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm