Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự khác nhau giữa chứng mất trí và bệnh Alzheimer

Nhiều người thường sử dụng “mất trí” và “bệnh Alzheimer” thay thế cho nhau. Nhưng thật ra đó là 2 vấn đề không giống nhau.

Bạn có thể có một dạng mất trí nhưng không hề liên quan gì đến bệnh Alzheimer cả. Mặc dù những người trẻ có thể bị mất trí và/hoặc Alzheimer, nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo tuổi nhưng cả 2 vấn đề trên đều không được coi là một phần của tuổi già.

Mất trí là một tập hợp các triệu chứng

Mất trí không phải là một căn bệnh, mà là một tập hợp các triệu chứng gây ảnh hưởng đến hoạt động tinh thần như ghi nhớ và đưa ra lập luận. Mất trí có thể là hậu quả của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hậu quả của bệnh Alzheimer.

Khi chứng mất trí phát triển có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tự sống độc lập. Mất trí là nguyên nhân gây tàn phế cho người cao tuổi, đặt một gánh nặng về tình cảm và kinh tế lên người thân và những người chăm sóc.

Tổ chức Y tế Thế giới thống kê rằng có khoảng 35,6 triệu người trên toàn thế giới sống với chứng mất trí.

Dấu hiệu của mất trí

Những dấu hiệu sớm của mất trí có thể rất nhẹ và thường bị bỏ qua. Mất trí thường bắt đầu với việc hay quên. Khi mất trí phát triển, việc hay quên và trở nên bối rối sẽ tăng lên. Việc ghi nhớ tên và khuôn mặt trở nên khó khăn hơn. Tự chăm sóc bản thân cũng trở thành một vấn đề. Những dấu hiệu rõ ràng của mất trí là lặp đi lặp lại một câu hỏi, không vệ sinh cá nhân và không thể đưa ra quyết định.

Ở những giai đoạn sau, người bệnh mất trí thường không thể tự chăm sóc cho mình. Thời gian, địa điểm và con người trở nên lẫn lộn hơn. Những thay đổi về hành vi sẽ tiếp diễn và dẫn đến trầm cảm hoặc hay cáu giận.

Nguyên nhân mất trí

Mất trí là một vấn đề của não bộ mà bạn sẽ dễ gặp phải khi lớn tuổi. Rất nhiều vấn đề có thể gây ra mất trí như các bệnh thoái hóa như Alzheimer, Parkinson và Huntington. Trong đó, Alzheimer là nguyên nhân cho 50-70% các trường hợp mất trí.

Các nhiễm trùng như HIV cũng có thể gây ra mất trí. Bệnh tim mạch hoặc đột quỵ cũng vậy. Trầm cảm và việc dùng thuốc mãn tính cũng có thể là nguyên nhân của mất trí.

Alzheimer là một căn bệnh

Alzheimer là một căn bệnh tiến triển của não bộ, làm suy giảm chức năng ghi nhớ và khả năng nhận thức. Nguyên nhân chính xác của Alzheimer hiện nay chưa rõ và chưa có cách chữa trị.

Tại Mỹ, theo thống kê có khoảng hơn 5 triệu người mắc Alzheimer. Mặc dù những người trẻ có thể mắc Alzheimer nhưng những triệu chứng của Alzheimer thường chỉ phát triển khi trên 60 tuổi.

Khoảng thời gian từ lúc chẩn đoán đến khi tử vong có thể trong vòng 3 năm đối với những người trên 80 tuổi. Khoảng thời gian này có thể sẽ lâu hơn với những người trẻ hơn.

Não bộ của người bệnh Alzheimer

Não bộ bị tổn thương có thể xảy ra trước khi xảy ra triệu chứng Alzheimer vài năm. Những chất protein thừa có thể gây lắng đọng và tạo thành các mảng bám, đám rối trong não của người bị Alzheimer. Sự liên kết giữa các tế bào biến mất và người bệnh có nguy cơ tử vong. Trong những trường hợp nặng, não bộ có thể sẽ bị co lại đáng kể.

Không thể chẩn đoán bệnh Alzheimer chính xác 100% khi người bệnh còn sống. Việc chẩn đoán chỉ được xác định khi khám nghiệm tử thi, khi não bộ được khám nghiệm bằng kính hiển vi. Mặc dù vậy, bác sỹ chuyên khoa có thể chẩn đoán đúng tới 90% các ca bệnh.

Điều trị mất trí

Trong một số trường hợp, điều trị các nguyên nhân mất trí có thể có tác dụng. Những trường hợp đáp ứng tốt với điều trị là mất trí gây ra do thuốc, khối u, rối loạn chuyển hóa và hạ đường huyết. Trong đa số các trường hợp, mất trí không thể hồi phụ được, mà chỉ có thể được điều trị. Điều trị đúng cách có thể kiểm soát được mất trí, bao gồm cả mất trí do Alzheimer.

Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

Xem thêm