Khi có biểu hiện bệnh thoái hoá cột sống, nên điều trị theo các cách sau :
Khi đau, bênh nhân nằm nghỉ, thư giãn nhưng không nằm quá lâu tại một vị trí làm máu khó lưu thông.
Khi giảm đau nên đi lại nhẹ nhàng.
Có thể chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau.
Tránh dùng dầu nóng như mật gấu và các loại cao khác nó có thể gây co thắt cơ làm cơn đau thêm đau.
Điều trị ở bệnh viện sau khi chẩn đoán, khám chụp phim như châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu, phẫu thuật.
Các điều trị theo tây y, đông y theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nên hạn chế các nguyên nhân gay bệnh từ thói quen trong sinh hoạt.
Thể dục thể thao đúng cách như bơi lội trong nước nóng, tắm bùn nóng, tắm suối khoáng nóngtập các bài tập đơn giản tốt cho cột sống.
Điều trị vật lý trị liệu như tia hồng ngoại, sóng ngắn, mát-xa, bấm huyệt tại vùng đau.
Mặc áo nẹp cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng trong các trường hợp thoái hoá kết hợp trượt đốt sống gây mất vững cột sống.
Phòng bệnh thoái hóa cột sống như thế nào :
Thay đổi chế độ hoạt động để tránh căng thẳng lên cột sống .
Điều quan trọng là sử dụng kỹ thuật thích hợp khi nâng vật nặng và tham gia các môn thể thao mạnh mẽ.
Sống năng động – Một lối sống năng động, thường xuyên chế độ tập luyện, giúp đĩa đệm giữ nước và giữ cho xương và cơ bắp ở lưng và cổ mạnh mẽ. Điều này, cải thiện sự ổn định cột sống và có thể làm chậm sự thoái hóa.
Một chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp chống béo phì, ngăn chặn các đốt sống và đĩa từ có để hỗ trợ trọng lượng . Dinh dưỡng tốt cũng sẽ giúp sức mạnh hỗ trợ cột sống.
Để giữ cho cột sống của bạn luôn luôn khỏe mạnh nên tham gia các bài tập tác động thấp như đi bộ hoặc bơi lội.
Tập yoga nhẹ nhàng cũng có thể giúp cột sống của bạn mạnh mẽ và linh hoạt.(Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện. )
Ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và ít chất béo sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, để cột sống của bạn chỉ phải nâng đỡ một trọng lượng ít hơn .
Thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh cao trong axit béo omega và chất chống oxy hóa, cả hai đều đóng góp vào sức khỏe của khớp và đĩa đệm.
Không nên hút thuốc vì các độc tố và chất nicotine trong thuốc lá ngăn chặn đĩa của bạn hấp thụ vitamin và chất dinh dưỡng.
Với những người chưa bị thoái hóa khớp thì cách phòng bệnh tốt nhất là:
Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động mà gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế.
Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế.
Giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng, tránh tình trạng béo phì.
Tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe…
Phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp.
Điều trị tốt các bệnh dễ gây tổn thương đốt sống như viêm đĩa đệm đốt sống.
Nhìn chung, bệnh thoái hoá cột sống chủ yếu do ngoại cảnh và môi trường sống tác động lên. Nếu có cách sống sinh hoạt hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ không còn lo ngại về bệnh này. Khi có bệnh cần chữa kịp thời, tránh để tình trạng bệnh trở nên mãn tính.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.