Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phát hiện protein diệt khuẩn có thể thay thế kháng sinh

Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố, một nhóm nhà khoa học Israel đã thực hiện bước đi đầu tiên trong việc phát triển một chất thay thế thuốc kháng sinh, sau khi tách thành công một protein diệt khuẩn. Chất được phát hiện ngăn vi khuẩn phân nhánh, do đó phá hủy chúng và chống nhiễm khuẩn.

Các nhà khoa học Israel đã phát hiện ra protein diệt khuẩn có thể thay thế kháng sinh. Ảnh: haaretz.com

Theo Tiến sỹ Udi Qimron của trường Đại học Tel Aviv, thành viên nhóm nghiên cứu, các virus có rất nhiều thể thực khuẩn (vật ăn vi khuẩn) nên có thể sử dụng thuốc được làm từ chính những thực khuẩn chống virus này.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một trong những protein được sản xuất bởi thể thực khuẩn T7, còn gọi là gien 04, nhiễm vào vật chủ là khuẩn đường ruột E. coli và cản trở việc phân nhánh tế bào bên trong tế bào của loại vi khuẩn này. Do việc phân tách tế bào bị ngăn chặn, các vi khuẩn E. coli tiếp tục kéo dài cho tới khi chết. Theo Tiến sỹ Qimron, protein này "có tiềm năng là thuốc kháng sinh lý tưởng".

Hiện nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu vai trò các gien của thể thực khuẩn T7 khi sản sinh hơn 100 thực thể con trên mỗi vật chủ trong vòng chưa đầy 25 phút. Nếu thực thể T7 hoàn tất chu kỳ tăng trưởng của thực khuẩn một cách thành công thì sẽ phân tách tối đa tế bào của vật chủ.

Theo Tiến sỹ Rotem Sorek, nhà nghiên cứu thuộc Viện khoa học Weizmann, đây là bước đột phá lớn đầu tiên trong cuộc chiến giữa các thể thực khuẩn và vi khuẩn. Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài trước khi tới giai đoạn triển khai, ông Sorek cho rằng nghiên cứu này có thể "làm nền tảng cho điều trị kháng sinh trong tương lai".

Trái với các virus, thể thực khuẩn không gây hại cho con người. Chúng tự gắn vào một vi khuẩn, tiêm nhiễm DNA vào vật chủ và nhanh chóng sinh sản với số lượng có khi lên tới 5.000 thể thực khuẩn trong một tế bào vi khuẩn đơn lẻ. Tế bào vi khuẩn tiếp tục kéo dài cho tới khi bị phá hủy. Các thể thực khuẩn là sinh vật phổ biến nhất trên Trái Đất, với số lượng gấp mười lần vi khuẩn trong tự nhiên.

Lâu nay, các thể thực khuẩn được xem như đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống nhiễm khuẩn trong cơ thể người và đã được sử dụng rộng ở Đông Âu.

Tuy nhiên, y học phương Tây hầu như loại bỏ chúng, một phần vì hoạt động rất cục bộ so với các loại kháng sinh. Tiến sỹ Silvio Pitlik, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, cho biết vi khuẩn biết cách phát triển một kháng thể nào đó để chống các thể thực khuẩn vì chúng có những cơ chế phòng vệ. Tuy nhiên, ông nhận định rằng trong tương lai "các thể thực khuẩn sẽ được sử dụng nhiều hơn do sự giảm tốc độ trong phát hiện những thuốc kháng sinh mới".

Trong những thập niên gần đây, khả năng kháng thuốc kháng sinh của các loại vi khuẩn đã tăng đáng kể, khiến cho y học hiện đại đôi lúc bất lực trong việc chống những bệnh nhiễm trùng và nhiễm khuẩn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định vấn đề này như là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo TTXVN/Tin Tức
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm