Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngủ mơ có hại cho sức khỏe không?

Bạn thường thắc mắc tại sao mình lại ngủ mơ, và thường xuyên mơ ngủ có hại cho sức khỏe gì không? Hiểu về các giai đoạn sinh lí của giấc ngủ và các vấn đề thường gặp của nó sẽ giúp bạn dễ dàng có một giấc ngủ tự nhiên và thoải mái hơn.

Theo thuật ngữ khoa học, giấc ngủ là một trạng thái thay đổi hoạt động của não bộ so với lúc thức. Trong khi ngủ, các tế bào não của bạn hoạt động chậm chạp hơn nhưng mạnh mẽ hơn. Ngoài ra còn có những thay đổi về thể chất khác, ví dụ như thay đổi trong chuyển động mắt và độ căng dãn của cơ bắp.

Giai đoạn 1

Hơi thở của bạn trở nên đều đặn hơn, cơ bắp thả lỏng và nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Ở giai đoạn này, cơ thể giảm đáp ứng với các kích thích từ bên ngoài và ý thức bắt đầu tách rời khỏi thực tế. Những tiếng ổn rất nhỏ cũng làm bạn tỉnh giấc ở giai đoạn này và bạn có thể cảm thấy như mình chưa hề đi vào giấc ngủ. Vấn đề thường gặp nhất ở giai đoạn 1 là bạn có thể cảm giác như bị té ngã hoặc rơi xuống đột ngột. Giai đoạn này chiếm khoảng 10% thời gian ngủ đêm của bạn, nó thường kéo dài 13-17 phút, chính là giai đoạn để bạn bắt đầu rơi vào giấc ngủ và chỉ xảy ra một lần trong đêm nếu giấc ngủ của bạn không bị ngắt quãng.

Giai đoạn 2

Giấc ngủ trở nên sâu hơn và các cơ của bạn thư giãn hơn nữa. Cảm giác của cơ thể giảm đáng kể và mắt của bạn không chuyển động. Các hoạt động điện của não ít hơn so với khi thức. Giai đoạn 2 chiếm khoảng một nửa thời gian ngủ của bạn, kéo dài 20-30 phút và bạn có thể quay trở lại giai đoạn này một vài lần trong đêm. Giai đoạn 1 và 2 được gọi là pha ngủ nông.

Giai đoạn 3 và 4

Đây là 2 giai đoạn của pha ngủ sâu và giai đoạn 3 thường kéo dài khoảng 20-30 phút còn giai đoạn 4 chiếm khoảng 45 phút. Cơ thể thư giãn hoàn toàn và tách biệt với những gì đang diễn ra ở thực tế. Để đánh thức một người đang ở pha ngủ sâu, bạn cần tạo ra nhiều tiếng ồn hoặc rung lắc họ khá mạnh. Tỉnh dậy ở giai đoạn 4 dường như là một điều không thể, cũng giống như bạn đang đánh thức một con gấu đang ngủ đông vậy. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi tốt nhất của giấc ngủ đêm, hoạt động cơ bắp sẽ giảm hơn nữa và mắt không hề chuyển động. Giai đoạn 3 và 4 chiếm khoảng 20% thời gian ngủ nhưng tỉ lệ này sẽ giảm đi khi bạn có tuổi.

Ngủ mơ

Khoảng giữa phút thứ 80 và 100 sau khi ngủ, pha ngủ sâu đột ngột kết thúc và giấc ngủ chuyển sang giai đoạn 2, nhịp tim và nhịp thở của bạn trở nên nhanh hơn, hoạt động của não tương tự với lúc bạn bắt đầu đi vào giấc ngủ. Các cơ vẫn ở trạng thái thư giãn hoàn toàn nhưng mắt chuyển động rất nhanh trong khi vẫn nhắm nghiền. Đây được gọi là pha chuyển động mắt nhanh (REM) của giấc ngủ.

Nam giới thường bị cương dương ở pha này và phụ nữ có thể tăng tưới máu đến bộ phận sinh dục. Sự sản xuất của các dịch tiêu hóa cũng gia tăng. Hầu hết những giấc mơ của bạn đều xảy ra ở pha này. Đối với người lớn, pha REM chiếm khoảng 20% của giấc ngủ. Tỉ lệ này cao hơn đáng kể ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ở những người khỏe mạnh, các cơ bắp vẫn thư giãn hoàn toàn trong pha REM. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, bạn có thể vẫn hoạt động khi mơ, mà chúng ta vẫn thường gọi là “mộng du”, có thể gây ra những hậu quả tai hại. Đó là lí do mà cơ thể ở trạng thái thư giãn sâu, gần như các cơ không hoạt động (tê liệt) (hay còn gọi là atonia) khi ngủ mơ. Tuy nhiên, ở những người đang có một số vấn đề như bệnh Parkison, atonia không xảy ra và họ có thể hoạt động trong mơ.

Sự lặp lại các giai đoạn ngủ

Giấc ngủ diễn ra theo một loạt các giai đoạn khác nhau. Bạn sẽ hoàn thành một chu kì giấc ngủ và bắt đầu vào một chu kì mới mỗi 80-100 phút, và thông thường là khoảng 90 phút. Trong nửa sau của đêm, bạn dành một khoảng thời gian tương đối ngắn cho pha ngủ sâu, trong khi đó pha ngủ mơ (REM) có xu hướng kéo dài hơn. Các pha REM cuối cùng của đêm có thể kéo dài khoảng 30 phút hoặc hơn. Và sau đó, bạn sẽ thức dậy.

Trong năm đầu đời, em bé dành phần lớn thời gian ở pha REM. Từ 4 tuổi trở đi, tỉ lệ này giảm xuống 20% và ở những người trên 60 tuổi, nó chỉ còn khoảng 15%.

Ngoại trừ trẻ sơ sinh thì phần lớn chúng ta ở pha ngủ nông trong đêm. Nếu thời gian ngủ của bạn giảm thì nó chủ yếu sẽ thâm hụt vào pha ngủ nông nhưng pha ngủ sâu của bạn vẫn được đảm bảo và đó là lúc bạn nghỉ ngơi hiệu quả nhất. Đó chính là lí do tại sao một số người có thể giảm thời gian ngủ của họ xuống mức tối thiểu là 4-6 tiếng một ngày mà họ vẫn không ảnh hưởng quá nhiều đến ngày hôm sau.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải trải qua pha ngủ nông để có thể đến được pha ngủ sâu. Bạn không thể ngủ sâu ngay lập tức khi vừa bước vào giấc ngủ. Vì vậy, để có một giấc ngủ tốt cần có thời gian.

Ý nghĩa của các giai đoạn của giấc ngủ

Mỗi giai đoạn của giấc ngủ có ý nghĩa khác nhau đối với cơ thể. Chức năng chính của 2 pha ngủ nông và sâu là để phục hồi lại quá trình khác nhau trong cơ thể. Trong pha ngủ mơ (REM), não hoạt động gần như khi tỉnh táo. Chúng ta cần cả pha ngủ mơ và ngủ sâu để xử lí chính xác những ấn tượng và kỉ niệm trong này. Não bộ sẽ thu nạp các thông tin bạn nhận được khi thức và lưu trữ trong trí nhớ dài hạn những thông tin quan trọng, loại bỏ những chi tiết dư thừa.

Đó chính là lí do tại sao một đêm ngon giấc rất quan trọng đối với sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn có một giấc ngủ đêm đầy đủ các giai đoạn (pha ngủ sâu và ngủ mơ) trước khi thi, bạn sẽ có thể nhớ lại tốt hơn những tài liệu mà bạn đã học.

Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm