Viêm mũi dị ứng: bệnh nhẹ dễ mắc
Hễ mỗi khi thời tiết chuyển mùa, hay cực chẳng đã phải lục tìm thứ đồ đạc nào đó trong tủ kho bụi bặm là chị Nguyệt (Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội) biết chắc sức khỏe sắp “bất an”. Cảm giác ngứa mũi, hắt hơi sẽ kéo đến khiến chị luôn trong trạng thái “ngất ngứ”, mắt mũi đỏ hoe. Đầu óc rơi vào trạng thái “lơ tơ mơ”, không tập trung được việc gì. Đêm đến thì chị trằn trọc vì chiếc mũi nghẹt, khó thở, không ngủ nổi. Chị đã trở thành khách hàng quen thuộc của hiệu thuốc gần nhà. Mỗi lần thấy chị là cô dược sỹ sẽ hỏi: “Lại viêm mũi dị ứng nữa ha chị?”.
Chị Nguyệt bảo: “Thà ốm một lần vào viện còn hơn tháng tháng lại bị thế này, vẫn đi, vẫn đứng, vẫn làm việc được nhưng bứt rứt, khó chịu vô cùng”. Trường hợp bị bệnh đeo bám như chị Nguyệt là không hề ít. Việt Nam có khoảng 16-20% người mắc dị ứng đường hô hấp, trong đó phần lớn là viêm mũi dị ứng.
Khi mắc viêm mũi dị ứng, bệnh nhân thường có triệu chứng là đỏ ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi hàng tràng; sổ, nghẹt, chảy nước mũi; ngứa cổ, vướng đờm ở cổ. Những triệu chứng này không dẫn tới nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
Bệnh không “chê” một đối tượng nào nhưng trẻ nhỏ, người tuổi trung niên, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường có những dị nguyên hoặc có nhiều yếu tố không ổn định (môi trường nhà máy nhiều bụi, ở những nơi thời tiết biến đổi nhanh…) và người có cơ địa dị ứng thì có nguy cơ cao hơn.
Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng là cơ thể phản ứng khi gặp phải vật lạ như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc… hoặc dị ứng với sự thay đổi thời tiết, điều kiện môi trường. Nằm trong nhóm bệnh hô hấp và mang tính chất dị ứng nên viêm mũi dị ứng có hai dạng:
- Dạng thứ nhất là bị theo mùa, nghĩa là nguyên nhân nằm ở sự thay đổi thời tiết, cơ thể phản ứng lại với sự biến đổi bất thường đó.
- Dạng thứ hai là bệnh quanh năm thì nguyên nhân là do các dị nguyên tồn tại trong môi trường sống, mùa nào cũng có như lông động vật, bụi, dị ứng điều hòa…
Viêm mũi dị ứng - bệnh dễ chữa, khó dứt
Viêm mũi dị ứng thường xảy ra rất cấp nhưng không nguy hại đến tính mạng, dễ chữa tức thời. Bệnh nhân chỉ cần dùng các thuốc nhỏ mũi, xịt mũi để vệ sinh đồng thời uống các thuốc kháng histamine (chống dị ứng), thuốc kháng viêm để tránh sưng tấy.
Nhưng nhiều người chủ quan cho rằng, bệnh “xoàng” thì cứ để vài ngày tự khỏi. Thực chất nếu không chữa thì lâu ngày nó có thể biến chứng tích mủ trong mũi tạo nên viêm xoang, polyp mũi, polyp xoang…
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý di truyền miễn dịch. Có khoảng 20% trẻ có cha hoặc mẹ mắc bệnh viêm mũi dị ứng và 47% trẻ có cả cha lẫn mẹ bị bệnh thì cũng sẽ bị bệnh này.
Các phương pháp chữa bằng thuốc như trên rất hiệu quả và dễ dứt các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng lại dễ tái phát, không khỏi tận gốc. Bởi khi cơ thể dễ dị ứng thì chỉ cần gặp một dị nguyên là có thể sinh bệnh. Thế nên khi chưa thay đổi được cơ chế mẫn cảm của cơ thể thì người bệnh hoàn toàn dễ mắc lại, có khi vừa khỏi được 1-2 hôm nhưng gặp yếu tố gây dị ứng thì bệnh trở lại.
Viêm mũi dị ứng có nên trông chờ vào “vaccine”?
Về lý thuyết, bệnh viêm mũi dị ứng sẽ không tái phát nếu như cơ thể luôn duy trì kháng thể chống lại các yếu tố dị ứng. Do đó ở thập niên 1970, tại Việt Nam nhiều bác sĩ Tai - Mũi - Họng đã nghiên cứu tiêm vào cơ thể một loại thuốc dạng như vaccine để chống bệnh này. Hiện nay bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp này mang tên miễn dịch liệu pháp (MDLP) để hy vọng chữa dứt điểm bệnh. Bác sỹ sẽ tiêm dưới da hoặc nhỏ thuốc dưới lưỡi người bệnh để duy trì kháng thể trong máu bệnh nhân.
Tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, các bác sĩ khẳng định hiệu quả đạt 60-80%. Tuy nhiên tiến hành phương pháp này khá phức tạp. Bệnh nhân cần kiên trì 6 tháng - 5 năm để tiêm hoặc nhỏ thuốc định kỳ: 2 lần/tuần rồi 1 lần/ tuần và hạ dần 1 lần /2-3 tuần.
Trước khi xác định được loại kháng nguyên tiêm (uống) vào thì bệnh nhân cần trải qua quá trình kiểm tra tìm ra yếu tố gây dị ứng. Đây là một quá trình không đơn giản, ở nước ta, dị nguyên có rất nhiều dạng nên khó có thể test đầy đủ. Vì vậy kết quả không phải đã trọn vẹn cho tất cả mọi người.
Phòng hơn chữa viêm mũi dị ứng
- Tránh xa dị nguyên như nấm mốc, lông động vật. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống để tránh các yếu tố gây hại.
- Chú ý khi thay đổi thời tiết: thường xuyên mang khẩu trang khi ra đường.
- Vệ sinh mũi bằng cách rửa nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
- Không ngoáy mũi để tránh rách niêm mạc.
Đừng nhầm viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Những triệu chứng của viêm mũi dị ứng khá giống với viêm xoang nhưng thực chất nó chỉ có thể là điểm khởi đầu dẫn tới viêm xoang chứ hoàn toàn khác nhau. Viêm xoang là có mủ trong xoang, hoặc do vách ngăn xoang vẹo, cuống mũi giữa phì đại.
Nguyên nhân viêm xoang do vi khuẩn, viêm nhiễm… Do vậy cần phải chữa trị bằng cách súc xoang, rửa xoang, làm sạch mủ hoặc phẫu thuật nội soi, nạo vét mủ đọng, chống viêm nhiễm lan tỏa.
Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.