Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chất chống ôxy hoá: Tự nhiên tốt hơn tổng hợp!

Thực phẩm chứa một tổ hợp các chất chống ôxy hóa và nhiều chất lành mạnh khác. Điều này có thể phần nào lý giải tại sao các thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh, nhưng chế phẩm bổ sung thì không.

Những trận chiến vô hình vẫn diễn ra hàng ngày trong cơ thể chúng ta. Các tế bào liên tục tạo ra những phân tử “rác thải” độc hại được gọi là các gốc tự do, sinh ra khi tế bào tiếp xúc với ôxy.

Điều này xảy ra trong những quá trình bình thường của cơ thể, chẳng hạn như khi thực phẩm được biến đổi thành năng lượng. Các gốc tự do cũng được tạo ra khi bạn tập thể dục hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, hoặc bia rượu.

Về lý thuyết, các gốc tự do có thể kích hoạt một phản ứng dây chuyền mà thiệt hại sẽ thuộc về tế bào và ADN. Điều này có thể góp phần vào quá trình lão hóa và một số bệnh, bao gồm bệnh tim, ung thư, tiểu đường, đục thủy tinh thể và bệnh Alzheimer.

May mắn là bạn có thể chống lại các gốc tự do này. Chất chống ôxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có thể ngăn chặn những phân tử có hại và hạn chế thiệt hại cho các tế bào. Chất chống ôxy hóa trung hòa hóa các gốc tự do độc hại và bảo vệ mô khỏe mạnh.

Đi tìm chất chống oxy hóa trong thực phẩm

Nhiều loại thực phẩm có chứa một loạt các chất chống ôxy hóa. Dưới đây là một số chất chống ôxy hóa quan trọng và nơi tìm thấy chúng:

• Vitamin E: Các loại hạt có vỏ cứng, hạt, bơ đậu phộng, rau lá xanh, mầm lúa mì, và các loại dầu thực vật như đậu nành, hướng dương, dầu hạt cải.

• Vitamin C: Cải xoăn, súp lơ, cà chua, ớt chuông, súp lơ xanh, khoai tây, cam, dâu tây, quả kiwi và dưa lưới.

• Beta-caroten: Khoai lang, cà rốt, bí ngồi, mơ, dưa lưới, đu đủ, và cải xoăn, rau bina cùng các loại rau xanh khác

• Lutein: đu đủ, cam, và các loại rau lá xanh như rau bina và cải collard

• Polyphenols: trà xanh, nho, rượu vang, quả mọng, táo, và ngũ cốc nguyên hạt

• Isoflavones: Đậu nành và các sản phẩm đậu nành, bao gồm đậu hũ, sữa đậu nành, tempeh, và edamame

• Isothiocyanates: Súp lơ xanh, cải Bruxen, cải bắp, súp lơ, cải collard và cải xoăn

• Selen: Ngũ cốc, các loại hạt có vỏ cứng, đậu đỗ, thịt, cá, gia cầm, trứng, và pho mát

Cẩn thận với chế phẩm bổ sung

Hầu hết các nghiên cứu không chứng minh rằng uống chế phẩm bổ sung chất chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy ăn trái cây và rau làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh. Thực phẩm chứa một tổ hợp các chất chống ôxy hóa và nhiều chất lành mạnh khác. Điều này có thể phần nào lý giải tại sao các thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh, nhưng chế phẩm bổ sung thì không.

Ngoài ra, mặc dù chất chống ôxy hóa trong thực phẩm mang lại lợi ích sức khỏe nhưng chế phẩm bổ sung chất chống oxy hóa liều cao có thể nguy hiểm. Ví dụ, uống liều cao beta - carotene có liên quan với tăng nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc lá. Bổ sung vitamin E liều cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và đột quỵ.

Tóm lại: cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là có một chế độ ăn uống cân đối với nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt giàu chất chống ôxy hóa.

• Cố gắng ăn ít nhất 2 bát trái cây và 2,5 bát rau mỗi ngày.

• Hãy đảm bảo ít nhất một nửa khẩu phần ngũ cốc là ngũ cốc nguyên hạt.

Với những lựa chọn lành mạnh, bạn có thể cung cấp cho các tế bào sức mạnh để chống lại những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.

Cẩm Tú - Theo Dân Trí/Healthgrade
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm