Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các cơ quan y tế đã làm gì ...với sữa? (Phần cuối)

Trước những thông tin về mặt trái của sữa như vậy, các cơ quan y tế đã làm gì?

 

-  Ủy ban trách nhiệm y khoa Hoa Kỳ (Physicians committee for responsible medicine) đưa ra 8 lý do lớn để nên loại bỏ sữa ra khỏi chế độ ăn của bạn3. Tài liệu này đề cập đến 8 lý do chính sau: các vấn đề về loãng xương, bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, không dung nạp đường lactose, ngộ độc vitamin D, nhiễm hóa chất, các lo ngại về sức khỏe đối với trẻ sơ sinh và trẻ em.

-   Ở Việt Nam, ít ai biết Nghị định mới đây của Thủ tướng Chính phủ16 cấm các hãng sữa quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, cấm tiếp cận các bác sĩ, y tá để tiếp thị sữa, cấm các hãng sữa tài trợ các nghiên cứu khoa học ... là kết quả của một quá trình vận động kiên trì của Bộ Y tế và UNICEF.

Theo đó, quy định mới nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi dưới mọi hình thức. Việc sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai cũng không được phép.  Vậy tại sao lại có các lệnh cấm này? Có muôn vàn lý do mà trong khuôn khổ bài viết này tôi không đề cập hết được, tôi chỉ đưa ra 1 vài dẫn chứng điển hình: “Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có cơ hội sống sót cao gấp 6 lần so với những trẻ khác trong những tháng đâu đời.

Những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có tỉ lệ tử vong thấp hơn 14 lần so với những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và đặc biệt việc nuôi con sữa mẹ giúp giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy” (Theo tài liệu của UNICEF, 2015)17. Ngoài ra, trong khi sữa mẹ có đủ 14 hệ thống kháng thể tự nhiên cho con người thì sữa công thức không hề có.

Do đó, trẻ không được nuôi dưỡng theo chuẩn tối ưu sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của trẻ, làm trẻ dễ bị viêm nhiễm, dị ứng và bệnh tật sau này. Một nghiên cứu của Đại học Brown, Mỹ được công bố năm 2013 phát hiện thấy, trước 2 tuổi, những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 3 tháng đầu tăng cường phát triển các vùng chủ chốt trong não hơn so với nhóm trẻ uống sữa công thức hoàn toàn hoặc phối hợp với sữa mẹ.

Sự phát triển thêm rõ rệt nhất ở những vùng của não liên quan đến ngôn ngữ, cảm xúc và nhận thức. Ngoài ra, nhóm được bú sữa mẹ hoàn toàn có tốc độ phát triển chất trắng trong não nhanh nhất. Đứng thứ hai là nhóm “bú phối hợp” vừa được bú mẹ vừa sữa ngoài, thấp nhất là nhóm ăn sữa ngoài hoàn toàn18.

Sau 1 năm Nghị định có hiệu lực tại Việt Nam, hiện vẫn còn nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị sữa trá hình. Vì vậy, để Nghị định 100 thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, các cơ quan chức năng, các nhà khoa học vẫn cần phải làm nhiều việc.

-   Cùng với Việt Nam, khoảng 50 Quốc gia trên thế giới đã thực hiện lệnh cấm này. Đây là thành quả quan trọng trong cuộc đấu tranh vì sức khỏe cộng đồng của các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ cũng như các cơ quan y tế.

-   Và thêm một số thông tin về việc sử dụng sữa công thức ở Nhật Bản:

+ Ở Nhật, sữa bột không được quảng cáo trên tivi, được bày bán rất khiêm tốn ở siêu thị và hiệu thuốc. Những chiêu quảng cáo uống sữa cho trẻ cao lớn, thông minh như ở Việt Nam sẽ không thấy ở Nhật.

+ Phổ biến ở Nhật là khi trẻ bước sang 1 tuổi, cha mẹ chú trọng xây dựng cho trẻ tập thói quen lấy dinh dưỡng từ bữa ăn, từ đa dạng các thực phẩm thiên nhiên khác thay vì phụ thuộc vào sữa bột.

+ Nhà trẻ Nhật không cho trẻ uống sữa bột sau 1 tuổi, ngay cả khi phụ huynh muốn được đem đến để nhờ cô giáo cho con mình uống cũng bị từ chối. Vì điều ấy đi ngược lại với phương châm của nhà trẻ.

+ Cha mẹ Nhật hầu như không bao giờ so sánh cân nặng hay chiều cao của con mình với con hàng xóm. Họ luôn coi trọng việc con khỏe mạnh, hoạt bát, rắn rỏi và ăn theo nhu cầu hơn là việc con nặng bao nhiêu, con có mũm mĩm hay không. Chính thói quen suy nghĩ như thế sẽ giúp các bà mẹ cởi bỏ đi rất nhiều áp lực về cân nặng, chiều cao của con, từ đó tỉnh táo hơn trong việc cho con uống sữa.

Rõ ràng loại thực phẩm này ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe. Nếu bạn muốn có “trải nghiệm” với những nguy cơ sức khỏe này, thì hãy tiếp tục uống nó hàng ngày và coi nó là “bạn tốt”.  Với tôi, sữa vốn không đơn giản, có thể “làm hại” mình bất cứ lúc nào. Vậy nên, nó sớm đã không có trong khẩu phần ăn của tôi và con trai. Bạn hãy tự đưa ra quyết định của mình dựa trên những thông tin trên đây. Chúc các bạn đưa ra những quyết định sáng suốt!

Lưu Thị Kim Oanh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm