Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh Parkinson ở người cao tuổi

Bệnh Parkinson có nguyên nhân là do một số tế bào não nhất định không hoạt động. Những tế bào này chịu trách nhiệm kiểm soát và phối hợp vận động. Do đó, bệnh nhân Parkinson thường bị run tay chân hoặc gặp các vấn đề về di chuyển và đi lại.

Triệu chứng của Parkinson

Các triệu chứng có thể khởi phát rất nhẹ, ví dụ, người bệnh có thể cảm thấy run nhẹ hoặc cảm thấy chân bị cứng và co kéo nhẹ. Triệu chứng có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai bên chi.

Triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Gặp các vấn đề về đi lại và giữ thăng bằng
  • Co cứng các cơ
  • Đau cơ
  • Tụt huyết áp khi đứng lên
  • Gù lưng
  • Táo bón
  • Vã mồ hôi và không thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
  • Chớp mắt chậm
  • Khó nuốt
  • Nói chậm và nhỏ hơn
  • Chảy nước dãi, nước mũi.

Các vấn đề về di chuyển bao gồm

  • Khó khăn khi di chuyển, như khó khăn lúc bắt đầu đi bộ hoặc đứng dậy khỏi ghế
  • Di chuyển chậm
  • Mất khả năng di chuyển tinh tế của tay (chữ viết có thể trở nên nhỏ và khó đọc hơn)
  • Khó khăn trong việc ăn uống.

Triệu chứng run cơ:

  • Thường xảy ra khi các chi không chuyển động hoặc nghỉ ngơi
  • Xảy ra khi giơ tay, chân lên
  • Triệu chứng biến mất khi di chuyển
  • Triệu chứng run cơ trở nên tệ hơn khi mệt mỏi, căng thẳng hoặc kiệt sức
  • Có thể gây run ở vùng đầu như môi, lưỡi.

Các triệu chứng khác như lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, trầm cảm, mất trí nhớ…

Điều trị

Hiện tại chưa có cách chữa khỏi bệnh Parkinson nhưng điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Dùng thuốc: Bác sỹ có thể sẽ kê thuốc để giúp bạn kiểm soát việc run cơ và các triệu chứng về chuyển động. Những loại thuốc này sẽ làm tăng lượng dopamin trong não bộ. Bạn cũng có thể phải dùng thuốc để điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc, giảm đau và điều chỉnh giấc ngủ.

Thuốc điều trị Parkinson có thể sẽ có một vài tác dụng phụ như gây ra mơ hồ, ảo giác, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, choáng váng, ngất xỉu, mất kiểm soát hành vi, mê sảng. Báo ngay với bác sỹ nếu bạn gặp phải các triệu chứng này.

Phẫu thuật: Phẫu thuật không chữa khỏi Parkinson nhưng có thể làm giảm các triệu chứng. Các loại phẫu thuật bao gồm: kích thích não sâu, phá hủy các tế bào mô não gây ra các triệu chứng Parkinson hoặc cấy ghép tế bào gốc

Thay đổi lối sống: Thay đổi một vài thói quen thường ngày có thể giúp bạn đối mặt với bệnh Parkinson

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và không hút thuốc lá
  • Thay đổi loại thức ăn/đồ uống nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhai nuốt.
  • Luyện tập thể thao càng nhiều càng tốt nếu bạn cảm thấy khỏe. Không nên luyện tập quá sức nếu bạn cảm thấy mình không được khỏe.
  • Nghỉ ngơi khi cần và tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Dùng vật lý trị liệu để giúp bạn có thể không bị phụ thuộc vào người khác và giảm nguy cơ té ngã.
  • Lắp đặt tay vịn trong nhà để giảm nguy cơ té ngã, đặc biệt là trogn nhà tắm và dọc cầu thang
  • Sử dụng các phương tiện hỗ trợ để đi lại dễ dàng hơn như xe lăn, thang giường, ghế trong phòng tắm hoặc gậy chống.
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm