Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ có thai

Mang thai mang đến những vui mừng và cả những lo lắng, nhiều mẹ bầu không chuẩn bị tốt cho thời kì mang thai thường gây những ảnh hưởng đến giấc ngủ. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến và những cách khắc phục giúp bà bầu có giấc ngủ ngon.

Thường xuyên đi tiểu

Trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kì, nhiều bà bầu đi tiểu nhiều lần hơn, do nhiều yếu tố, trong đó có sự gia tăng hóc-môn Progesteron và áp lực của tử cung đè lên bàng quang.

Khắc phục: tránh uống nước trước khi đi ngủ ít nhất 2h và đi tiểu trước khi đi ngủ.

Buồn nôn

Buồn nôn hay ốm nghén rất hay gặp trong 3 tháng đầu tiên. Nó thường xảy ra vào buổi sáng nhưng có thể là bất kì thời điểm nào trong ngày, ví dụ như ban đêm.

Khắc phục: hãy để một ít bánh quy ở cạnh giường của bạn, đừng để dạ dạ trống vì nó sẽ gây những khó chịu về tiêu hóa. Trà gừng cũng có thể giúp bạn bớt buồn nôn.

Đau lưng

Đau lưng khá hay gặp ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Sự phát triển của đứa bé và hóc-môn Relaxin sản xuất khi mang thai, có thể làm giãn các dây chằng.

Khắc phục: Hãy nằm nghiêng trái để giúp tăng lượng máu và oxy trao đổi giữa mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, những bài tập làm tăng sức mạnh của lưng như những bài tập chân và khung chậu, an toàn và đem lại nhiều lợi ích.

Hội chứng tay chân bồn chồn

Hội chứng này xảy ra ở 20% phụ nữ có thai, thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nó là nguyên nhân chính gây ra những rối loạn giấc ngủ trong thời kì mang thai.

Khắc phục: Bổ sung acid folic và sắt. Những bài tập hàng ngày như đi bộ và các bài tập kéo dãn cũng có hiệu quả. Tránh sử dụng cà phê, thuốc lá và rượu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa về bất kì loại thuốc nào mà bạn sử dụng vì một vài thuốc có thể gây ra hội chứng này.

Mất ngủ

Theo khảo sát về giấc ngủ năm 2014 của Tổ chức quốc gia về giấc ngủ Mỹ, 79% phụ nữ có thao gặp khó khăn để bắt đầu vào giấc ngủ, khó ngủ khi mang thai.

Khắc phục: Hãy đi ngủ vào giờ nhất định hàng ngày.  Học các kĩ thuật thư giãn như thả lỏng cơ, thở bụng. Và trên tất cả là không sử dụng Cafein sau buổi trưa, không sử dụng máy tính, điện thoại di động, ti-vi trước khi đi ngủ. Nếu bạn vẫn tiếp tục khó ngủ, hãy đến gặp bác sĩ. Nếu bạn không điều trị chứng mất ngủ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối, rất có khả năng dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân chính của tăng huyết áp thai kì, cũng như tiểu đường thai kì.

Khắc phục: hãy đến gặp bác sĩ để được đánh giá về chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu điều trị nó, có thể sẽ cải thiện được huyết áp cũng như đường máu của bạn.

Chuột rút ở chân

Ước tính khoảng 1/3 phụ nữ mang thai bị chuột rút ở chân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nó có thể là do mức canxi và magie thấp khi mang thai. Sự phát triển của đứa bé đòi hỏi canxi.

Khắc phục: Thảo luận với chuyên gia y tế của bạn về lượng canxi và magie. Bạn có thể cần uống các sản phẩm bổ sung canxi, vitamin D3. Những thức ăn giàu magie như hạnh nhân, hạt điều, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa.

Ngạt tắc mũi (viêm mũi khi mang thai)

Ngạt mũi là vấn đề hay gặp khi mang thai, là nguyên nhân chính gây khó chịu và rối loạn giấc ngủ. Ngạt mũi do nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng tiết dịch nhày (do tăng lượng Estrogen khi mang thai) cũng như là sự tăng lưu lượng máu khi mang thai.

Khắc phục: nằm đầu cao khi ngủ, không sử dụng Cafein, tắm nước ấm trước khi đi ngủ, hoặc sử dụng thuốc xịt mũi, tránh thức ăn cay.

Bình luận
Tin mới
  • 04/12/2024

    9 thói quen gây hại cho xương

    Trong cuộc sống hiện đại, không ít người đã vô tình tạo ra những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn hại đến sức khỏe xương khớp. Hiểu rõ những thói quen này và tìm cách thay đổi kịp thời là điều cần thiết để bảo vệ hệ xương khỏe mạnh.

  • 04/12/2024

    Tinh trùng bị loãng, đâu là nguyên nhân?

    Oligospermia là tình trạng nam giới có số lượng tinh trùng thấp hơn mức bình thường. Theo tiêu chuẩn y khoa, một mẫu tinh dịch có ít hơn 15 triệu tinh trùng/ml thì được đánh giá là bị loãng tinh trùng.

  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm