Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sinh đôi - Dấu hiệu và những điều cần biết

Mang thai đôi, mang song thai có nghĩa là trong bụng mẹ, cùng một lúc có hai em bé đang lớn lên. Mang thai đôi và sinh đôi cần lưu ý rất nhiều vấn đề về sức khỏe để có thể có một thai kỳ trọn vẹn và sinh con an toàn.

Các kiểu mang thai đôi

Có một số cách phân loại song thai, bao gồm:

  • Sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi cùng trứng còn được gọi là sinh đôi đơn hợp tử. Các cặp song sinh này được tạo thành khi một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng duy nhất và trong hai tuần đầu tiên sau khi thụ thai, phôi đang phát triển sẽ tách thành hai. Kết quả là, hai đứa trẻ giống hệt nhau về mặt di truyền.

  • Sinh đôi khác trứng

Tên gọi khác của sinh đôi khác trứng là sinh đôi dị hợp tử. Cặp sinh đôi này được hình thành khi hai trứng được phóng ra trong một lần rụng trứng và được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Sau khi được thụ tinh, chúng sẽ làm tổ độc lập trong tử cung. Do được tạo thành từ hai trứng và hai tinh trùng khác nhau, các cặp sinh đôi khác trứng chỉ giống nhau khoảng 50% nhiễm sắc thể, và cũng giống khoảng 50% nhiễm sắc thể của bất kỳ anh chị em khác trong gia đình. Điều này có nghĩa là chúng có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính và không giống hệt nhau.

  • Sinh đôi nửa cùng trứng

Cặp song sinh hiếm gặp này phát triển khi hai tinh trùng thụ tinh với một trứng duy nhất, tạo thành thể tam bội, sau đó phân đôi. Khác với cặp sinh đôi cùng trứng hình thành khi một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng sau đó tách làm hai, hay sinh đôi khác trứng hình thành từ hai trứng riêng biệt được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Trong trường hợp sinh đôi nửa cùng trứng này, hai tinh trùng thụ tinh với một trứng duy nhất tách thành hai. Về mặt di truyền, các cặp song sinh có cùng gen nhận từ mẹ, nhưng các gen di truyền từ bố thì không hoàn toàn giống nhau (do khác tinh trùng). Trường hợp này có thể cùng giới tính hoặc không.

Những dấu hiệu nhận biết mang song thai

Trong quá khứ, hơn 50% mẹ bầu mang thai đôi không hề biết mình sẽ sinh đôi cho tới tận khi đẻ. Điều này xảy ra do sự biến đổi bên ngoài của người mang thai đôi và người mang thai đơn là khá giống nhau và rất khó phân biệt. Ngay cả những bà đỡ hoặc bác sỹ đầy kinh nghiệm cũng rất dễ sai lầm khi dự đoán xem bà mẹ đang mang thai đơn hay đôi nếu chỉ nhìn bên ngoài. Sau khi máy siêu âm được sử dụng rộng rãi, việc phát hiện ra mẹ bầu mang thai đôi đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Dưới đây là các biểu hiện mà bà mẹ có thể biết rằng mình đang mang thai đôi và sẽ sinh đôi:

  • Linh cảm: Bản năng và linh cảm người mẹ sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng phát hiện dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất. Đây là điều khoa học không thể lý giải
  • Biểu hiện nghén nhiều hơn: Người sinh đôi sẽ dễ bị nghén hơn người mang thai đơn
  • Trọng lượng cơ thể của mẹ mang thai đôi cũng có thể tăng nhanh hơn các mẹ bầu bình thường nhưng đây cũng chưa phải là một biểu hiện chắc chắn cho việc mang thai đôi
  • Sau 20 tuần mang thai, mẹ có thể có cảm giác chuyển động trên khắp vùng bụng của mình thay vì chỉ ở một vài vùng (biểu hiện này cũng có thể xảy ra ở một vài mẹ mang thai đơn)
  • Tử cung mở rộng hơn: Việc này thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ là tự nhiên để giúp chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp diễn ra dễ dàng hơn

Chẩn đoán mang thai đôi

Hình ảnh siêu âm:

Thông qua siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm ổ bụng, bác sĩ sẽ phát hiện hình ảnh 2 túi ối nằm cạnh nhau, 2 nhịp tim thai rõ rệt. Siêu âm phát hiện mang thai đôi cần thực hiện từ tuần 8-14. Nếu để quá muộn, khi tử cung đã lớn hơn, trở nên chật chội do thai phát triển sẽ khó quan sát.

Nồng độ beta HCG cao hơn bình thường:

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện hormone HCG. Nồng độ beta HCG sẽ tăng nhanh chóng trong 10 tuần đầu tiên. Phụ nữ mang thai đôi sẽ có nồng độ HCG cao hơn ngưỡng bình thường phụ nữ mang thai thường, ngay từ những ngày đầu mang thai. Do vậy, đây là dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất, chuẩn nhất và đáng tin cậy.

Nguy cơ của mẹ khi mang song thai

Sinh non:

Thai kỳ song thai không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ, mà còn gây nguy hiểm cho mẹ. Tỷ lệ người mang song thai sinh non là rất cao, nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến cả tính mạng sản phụ và thai nhi nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tiền sản giật:

Tiền sản giật là tình trạng bao gồm tăng huyết áp và tăng tỷ trọng protein trong nước tiểu. Triệu chứng tiền sản giật bao gồm sưng nề, đau đầu và tăng cân. Nguy cơ tiền sản giật ở mẹ đa thai cao gấp đôi thông thường. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể gây sản giật, hay còn gọi là nhiễm độc máu. Sản giật gây động kinh và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé chưa ra đời.

Tiểu đường thai kỳ:

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng khi mẹ, dù không bị tiểu đường trước khi mang thai, gặp khó khăn khi duy trì nồng độ đường trong máu. Tiểu đường thai kỳ xảy ra trong khoảng 5% các ca mang thai đơn, nhưng số người mang song thai bị tiểu đường thai kỳ cao gấp đôi. Tiểu đường thai kỳ có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và lối sống.

Làm thế nào để có thai kỳ song thai khoẻ mạnh?

Các mẹ bầu có thể thực hiện các bước sau để giảm các nguy cơ này, bao gồm:

Thăm khám bác sĩ sớm và thường xuyên:

Lời khuyên của các chuyên gia y tế, khi mang thai đặc biệt là mang đa thai, các mẹ bầu cần đến khám và theo dõi tại các cơ sở y tế. Thực hiện nghiêm túc các buổi khám thai định kỳ. Nếu có những dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ tư vấn, bàn bạc để lựa chọn quyết định ít gây tổn hại nhất về sức khỏe, tinh thần. Vì song thai dễ có tình trạng thai to, thai bé... 3 tháng cuối càng phải theo dõi chặt chẽ để có thể dưỡng thai ít nhất 37 tuần tuổi vì dễ bị sinh non.

Chế độ ăn khoẻ mạnh:

Chế độ ăn của mẹ bầu có tác động lớn đến thai kỳ. Quá trình tăng cân khi mang thai đôi có thể giúp đảm bảo các trẻ được sinh ra với cân nặng khỏe mạnh. Vì vậy, thai phụ cần đảm bảo một chế độ ăn uống có lượng protein nạp vào thích hợp để giúp bé yêu phát triển. Đảm bảo rằng bạn luôn ăn đủ, chứ không phải ăn kiêng hay ăn quá no. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên nạp thêm 300 calorie vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày dựa trên bảng năng lượng chuẩn cho phụ nữ. Số lượng này tăng gấp đôi hoặc gấp ba chỉ khi bạn mang thai đôi hoặc mang thai ba.

Uống đủ nước:

Mất nước có thể gây sinh non cho bất kì thai kì nào đặc biệt khi mang song thai. Vì vậy hãy đảm bảo cung cấp nước đầy đủ mỗi ngày. Vì song thai dễ xảy ra tình trạng thai to, thai bé...nên 3 tháng cuối thai phụ nhất định phải được theo dõi chặt chẽ để có được sự tư vấn về cách dưỡng thai tốt nhất. Khi chuyển dạ, thai phụ nhất thiết phải đến những cơ sở y tế có khoa hồi sức cho trẻ sơ sinh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mang thai đôi có ý nghĩa như thế nào với người mẹ?

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp từ Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

Xem thêm