Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Quan điểm đeo kính đúng số trong kiểm soát tiến triển cận thị

Ở mắt cận thị, điểm hội tụ của các tia sáng nằm phía trước võng mạc, do đó người bị cận thị có thể nhìn rõ mục tiêu ở khoảng cách gần, nhưng hình ảnh mờ nhòe khi nhìn ở cự ly xa hơn.

Quan điểm trước đây cho rằng việc đeo kính có độ cận thấp hơn độ cận thực tế sẽ tốt cho mắt trong quá trình kiểm soát tiến triển cận thị, liệu quan điểm này có còn đúng đắn? 

So sánh sự khác nhau giữa 2 quan điểm đeo kính đúng số?

Trao đổi về vấn đề này, BS. Hoàng Thanh Nga – Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho hay, quan điểm đeo kính hạ thấp độ hơn không giúp giải quyết được tình trạng tiến triển cận thị mà làm cho trải nghiệm thị giác của trẻ kém hơn, nhìn không rõ, đeo kính nhưng vẫn cố nheo mắt để nhìn. Vì vậy, y học ngày nay khuyến cáo đeo kính đủ độ khúc xạ để có thị lực tốt hơn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và kết quả học tập của trẻ. Ngoài ra, một số nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cũng đã chứng minh việc đeo kính hạ thấp độ hơn thậm chí còn làm tăng nhanh tiến triển cận của trẻ so với đeo kính đúng số.

Đeo kính sai độ hay không đeo kính khi mắc cận thị sẽ kích thích mắt điều tiết nhiều hơn từ đó kích thích chiều dài trục nhãn cầu tăng nhanh dẫn đến tăng độ nhanh chóng.

Nếu trẻ có dấu hiệu của cận thị và cận thị tiến triển, gia đình cần đưa trẻ đến khám mắt ở các cơ sở y tế uy tín để được kê đơn kính đúng độ và tư vấn phương pháp kiểm soát cận thị phù hợp.

photo-1665041548061

Quan điểm đeo kính sai số đã không còn phù hợp.

Phương pháp đeo kính hạn chế khả năng tăng độ cận

Hiện nay, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Cận thị Thế giới, trẻ em cần được đeo kính đúng số theo độ đo khúc xạ với liệt điều tiết tối ưu. Ngoài ra, việc đeo kính được duy trì liên tục trong ngày, ngoại trừ khi tắm và khi ngủ. Việc đeo kính cần có sự khám và tư vấn của chuyên gia để có thể chọn lựa loại kính và độ cận phù hợp.

Bên cạnh đó, với những trường hợp cận thị nhẹ dưới 0,75 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên, còn ở ngưỡng 1 - 2 độ thì chỉ nên đeo khi cần nhìn mọi vật ở xa, hạn chế sự điều tiết của mắt.

photo-1665041551587

Sử dụng kính áp tròng thế nào với mắt cận thị?

Để thuận tiện cho công việc và nâng cao tính thẩm mỹ, nhiều người bệnh hiện nay đã lựa chọn kính áp tròng có độ cận thay cho kính cận đeo hàng ngày. Đi kèm với những ưu thế mới, người sử dụng loại kính này cũng cần chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực.

BS. Hoàng Thanh Nga – Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết: Kính áp tròng là loại kính tiếp xúc trực tiếp bề mặt kết mạc, giác mạc, mi mắt với hai loại thiết kế chính: kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm. Vì vậy, khi sử dụng kính áp tròng, người dùng cần tuân thủ nguyên tắc vệ sinh chặt chẽ để tránh gây ra các tình trạng viêm nhiễm:

  • Vệ sinh tay sạch bằng xà phòng và lau khô trước khi mở kính và mang kính
  • Vệ sinh kính cẩn thận 2-3 lần bằng dung dịch vệ sinh kính đặc hiệu cho loại kính đó
  • Không sử dụng nước máy để vệ sinh kính và các dụng cụ đi kèm
  • Ngâm kính bằng dung dịch ngâm đặc hiệu và không sử dụng lại nước ngâm cũ
  • Thay nước ngâm kính hằng ngày
  • Tráng qua bằng NaCL 0.9% các dụng cụ, hộp đựng và kính trước khi sử dụng
  • Có bất thường như đau đỏ mắt, khó chịu cần dừng kính ngay lập tức và đến khám bác sĩ để xử trí kịp thời.

BS. Hoàng Thanh Nga nhấn mạnh, khi có dấu hiệu của cận thị và cận thị tiến triển, cần đến cơ sở uy tín để khám, đo độ cận và lựa chọn loại kính phù hợp, tránh tình trạng đeo kính sai độ, kính không đủ tiêu chuẩn chất lượng dẫn đến những hệ quả về sau của mắt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gì gây ra cận thị?

Theo sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm