Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thay vì ép con ăn hãy chuyển sang dạy dỗ chúng

Các bà mẹ thợ nhồi, thay vì bắt con ăn, hãy chuyển quyết tâm thợ nhồi sang dạy dỗ chúng.

Ăn nhiều, lại thiếu chất. Ngay cả trẻ béo phì cũng thiếu chất. Lỗi tại các bà mẹ thợ nhồi cứ cho ăn lắm đạm thịt đắt tiền vào mà không mấy khi để ý đến chất vi lượng trong những thứ rẻ tiền, ăn vào sợ bẩn.

Mỗi buổi chiều, dưới sân khu chung cư tôi ở lại huyên náo như đàn chào mào họp chợ trên cây khế. Mỗi bà mẹ một tay ôm cái bát tô to bằng cái rổ, tay kia cầm cái thìa chạy đuổi theo bọn trẻ con đang mải chơi ríu rít, gào lên không được chạy nhiều ra mồ hôi lại ốm.

Thỉnh thoảng túm được chúng, các bà mẹ lại dí đầu xuống nhét vào mồm chúng thìa cơm/cháo/sữa/hoặc thứ nước gì đó. Sau đó tập trung lại thở than với nhau chuyện con trẻ lười ăn hoặc so sánh con nhà nhau. Tối về lại lọ mọ lên mạng tập trung các bà mẹ dạy nhau làm thế nào cho con ăn thật nhiều.

Mỗi lần có việc xuống sân đi qua chỗ ấy tôi lại phát khiếp. Tôi ví chỗ đó là trại tập trung phát xít. Tội nghiệp bọn trẻ.

Đi công tác với cậu em làm bác sĩ nhi, nó bảo vài năm nay tỉ lệ bệnh lý dạ dày của bọn trẻ con tăng lên nhanh lắm. Bây giờ mỗi ngày nó khám hàng trăm ca, có đứa bé tí mà đã loét dạ dày. Phác đồ điều trị mỗi năm một tăng liều lên. Nhân loại đổ lỗi tại con vi khuẩn HP. Thực ra lại không hẳn thế, lỗi ở tại các bà mẹ thợ nhồi.

Thay vì ép con ăn hãy chuyển sang dạy dỗ chúng. Ảnh minh họa.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia thống kê, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ con nước ta vài năm nay giảm rất chậm, 30% thiếu dinh dưỡng, 50% thiếu vi chất (số liệu 2013).

Trong khi tỉ lệ béo phì thừa cân lại tăng vọt lên nhanh chóng, nhanh đến độ nước ta đứng top đầu Đông Nam Á. Số béo phì tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, có chỗ lên đến 10%.

Nguyên nhân sâu xa là các bậc ông bà nuôi cháu nhỏ chủ yếu thế hệ 5X, 6X phải chịu cảnh thiếu ăn thời bao cấp thế nên luôn luôn bị ám ảnh về cái đói. Cái sợ đó đã đổ vào đầu các cháu.

Rồi các bậc bố mẹ trẻ, thời đại thông tin đầy rẫy bủa vây, lại suốt ngày tra cứu và coi mọi thứ đọc được là phương pháp thần thánh trên mạng, đem về đổ lên đầu các cháu.

Từ đó, các bà mẹ trở thành thợ nhồi. Chính sự căng thẳng và quyết tâm trong việc nhồi con cho nó béo lên mới đẹp mới khoẻ gây ra sự căng thẳng cho đứa trẻ.

Nó không muốn ăn thì cố bằng được đánh lừa sự chú ý bằng cách cho xem phim hoặc chơi gì đó rồi nhét đồ ăn vào mồm chúng một cách vụng trộm. Thế là stress và viêm loét dạ dày chứ vi khuẩn HP không có lỗi, nó chỉ là yếu tố thuận lợi 'té nước theo mưa' mà thôi.

Ăn nhiều, lại thiếu chất. Ngay cả trẻ béo phì cũng thiếu chất. Lỗi tại các bà mẹ thợ nhồi cứ cho ăn lắm đạm thịt đắt tiền vào mà không mấy khi để ý đến chất vi lượng trong những thứ rẻ tiền, ăn vào sợ bẩn. Tôi có người quen suốt ngày cho con ăn tổ yến với tôm hùm, hôm rồi gào khóc bảo 'con tôi dậy thì sớm biết làm thế nào?'.

Đứa em tôi ở quê, lần nào về chơi cũng thấy nó cầm cái bát tô đầy hự đủ thứ nhét vào mồm con. Chỉ mỗi chuyện ăn uống thôi đã mất cả ngày. Một lần tôi để ý tính năng lượng trong tất cả bữa ăn ấy được khoảng 2.000Kcal, nghĩa là gấp đôi nhu cầu bình thường.

Các bà mẹ thợ nhồi, thay vì bắt con ăn, hãy chuyển quyết tâm thợ nhồi sang dạy dỗ chúng.

BS. Ngô Đức Hùng - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm