Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ô tô rơi xuống nước: Hãy tự cứu lấy mình

Trong thời gian gần đây, tin tức về những chiếc ô tô lao xuống nước đã trở nên thường xuyên, nhưng không có ai ngồi trong xe được thần chết tha mạng.

Hàng năm, ở Mỹ có khoảng 600 vụ tai nạn ô tô lao xuống ao, hồ và sông. Riêng thành phố Amsterdam của Hà Lan, trung bình mỗi tuần có 1 chiếc ô tô rơi xuống con sông đào thơ mộng chảy trong thành phố. Bởi vậy mà Mỹ, cho đến Hà Lan, hay Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, đã thực hiện những nghiên cứu thực nghiệm rất công phu, để rút ra cách làm thế nào thoát chết khi một chiếc xe ô tô bị rơi xuống nước.

Và đây là câu thần chú để không bị giết chết: “Hãy tự cứu lấy mình”!

Ở trong chiếc ô tô đang ngập dưới nước, nếu chọn cách gọi điện cho cha mẹ, anh chị em, bạn bè hay người thân, kể cả gọi đến những trung tâm cấp cứu khẩn cấp, thì đều dẫn đến cái chết; bởi không một ai có thể đến đúng giờ. Cơ hội để người trong xe có thể trốn thoát khỏi cái chết, chỉ khoảng 30 – 120 giây, nên chỉ có một cách duy nhất là tự cứu lấy mình.

Đầu tiên là phải học bơi. Những lợi ích của bơi lội là vô tận. Không biết bơi, khi lái xe rơi xuống sông thì cơ hội sống sót coi như không có. Vì thế mà những ai chưa biết bơi, hãy tham gia một khóa học do huấn luyện viên chuyên nghiệp hướng dẫn, chỉ từ 3 – 7 buổi là có thể bơi lội một cách tự tin, đó là cách tốt nhất để không bị chết.

Tiếp theo phải hiểu được những nguyên lí căn bản khi ô tô rơi xuống nước.

Tùy theo chất lượng xe, mà thời gian nước vào lấp đầy để làm cho xe bị chìm là khác nhau, thông thường khoảng từ 30 giây cho đến 3 phút. Nhưng dòng xe cao cấp đắt tiền như chiếc Mercedes vừa bị rơi tối qua, có thể nổi trên sông đến 10 phút, sau đó mới bị ngập nước và bắt đầu chìm. Đây chính là khoảng thời gian vàng để người trong xe có cơ hội trốn thoát.

Phần đầu của xe có động cơ nên khá nặng, khi ở trong nước đầu sẽ chúc xuống, đuôi xe hướng lên trên tạo góc chếch. Nước tràn dần vào xe, tạo nên khoang chứa khí phía sau, vì thế mà khi xác định được xe đã ở trạng thái cân bằng, đó là lúc tháo dây an toàn và ngả ghế ngồi trước để thoát ra ghế sau, nhằm tận dụng không khí đang dồn lên phần đuôi xe để thở.

Tùy theo loại xe mà cửa kính bị bất hoạt sớm hay muộn. Có xe ngay khi ngập nước, khóa điện bất hoạt luôn, không thể mở cửa kính. Nhứng dòng xe tốt, cửa kính vẫn mở được bằng khóa điện trong khoảng 3 - 10 phút ngâm trong nước. Vì thế mà biện pháp tìm lối thoát đầu tiên là thử mở cửa kính bằng khóa điện.

Cửa xe bị ngập nước bên ngoài, nhưng bên trong xe vẫn chưa ngập nước hết phần cửa, thì áp suất của nước cực lớn, tương đương với 600 lbs trên mỗi cánh cửa, nên không thể dùng sức người để mở. Chỉ khi xe ngập nước gần hết, thường là ngập đến gần cổ, lúc đó áp lực bên trong và bên ngoài gần bằng nhau, thì mới có thể dùng tay mở khóa và đẩy cửa bật ra giúp trốn thoát.

Kính chắn gió phía trước và phía sau được thiết kế đặc biệt, khả năng chịu lực tốt nên rất khó để phá vỡ, kể cả dùng búa phá kính cũng không thể. Bởi vậy mà lối thoát hiểm được xác định là cửa xe, cửa kính, hoặc kính trời trên nóc xe.

Các nghiên cứu phá cửa kính khẩn cấp bằng cú đấm, cùi chỏ, gối, đập đầu, điện thoại di động đều không hiệu quả. Chỉ có một cách là dùng chân đi giày, đặc biệt là giày cao gót có điểm nhọn, may ra có thể đập vỡ kính, nhưng cũng khá khó khăn, nhất là với phụ nữ.

Vì thế mà trên mỗi xe ô tô, nên trang bị một búa thoát hiểm đa năng 4-in-1 (búa phá kính + kéo cắt dây an toàn + đèn pin + đèn báo khẩn cấp). Lưu ý búa này có đầu kim loại cực nhọn đủ sức làm vỡ kính, nên sẽ nguy hiểm khi để trong vòng tay của trẻ em, có thể dùng làm đồ chơi đập vỡ sọ bất cứ ai.

Thời gian sống trong nước chỉ có giới hạn. Thông thường với những người không tập luyện, khả năng nhịn thở chỉ khoảng 30 – 45 giây; người tập luyện nhiều có thể đến 60 giây hoặc hơn một chút. Vượt quá thời gian đó mà cơ thể chưa được giải thoát, ngay lập tức sẽ có phản xạ uống nước, sau đó là sặc nước, máu thiếu Ôxy có thể gây choáng ngất, nên khi nổi được lên mặt nước lại không còn khả năng bơi để thoát nạn.

Để khắc phục, cần dùng đến kĩ năng tự tạo bóng khí, bằng cách sử dụng túi nilon lớn chùm kín đầu, quấn quanh cổ và giữ chặt bằng một tay. Lượng không khí trong túi nilon đủ đảm bảo để thở cho đến khi lên khỏi mặt nước. Lưu ý không để túi nilon bị rách, vì nếu rách nước tràn vào trong túi sẽ vô tác dụng.

Những người có kĩ năng bơi lội nhiều, sẽ biết cách dùng áo hoặc quần rộng nhúng nước, sau đó trùm đầu tạo bóng khí kín để thoát hiểm.

Cuối cùng là kĩ năng thoát khỏi ô tô ngập nước theo trình tự các bước:

BƯỚC 1: Giữ đầu óc tỉnh táo, không hoảng loạn, nhanh chóng phân biệt vị trí đang ở đâu trong xe, xác định đường thoát hiểm và kế hoạch thoát hiểm.

BƯỚC 2: Khi xe ở trạng thái thăng bằng, nhanh chóng di chuyển ra ghế sau của xe vì đầu nặng nên phần sau sẽ nổi lên trên tạo một khoang chứa không khí. Lưu ý là xe khách chìm rất nhanh, chỉ khoảng 1 phút xe đã ngập nước và chìm toàn bộ, nên nhanh chóng phá cửa để thoát hiểm ngay tại nơi gần nhất.

BƯỚC 3: Thử mở cửa kính bằng khóa điện sớm nhất có thể. Nếu không mở được cửa kính bằng khóa điện thì thử mở cửa bằng tay. Không mở được cửa bằng tay thì dùng tất cả các công cụ hỗ trợ sẵn có, lí tưởng nhất là búa phá kính để đập vỡ cửa kính, hoặc đập kính trần xe dễ dàng hơn.

BƯỚC 4: Nếu không mở được cửa và không phá được kính, hãy giữ tinh thần tỉnh táo và tận dụng lượng không khí trong xe để thở, chuẩn bị làm bóng khí bằng cách trùm nilon lên đầu, hoặc dùng áo quần nhúng nước. Khi áp lực trong xe và bên ngoài cân bằng, thường là nước dâng đến tận cổ, lúc đó thực hiện mở cửa và thoát ra ngoài.

BƯỚC 5: Khi nổi lên mặt nước mà phải bơi giữa dòng sông lớn và chảy xiết, thậm chí bơi trên biển, hãy nhanh chóng tháo giày và tất. Cởi quần áo, dùng chính quần áo đó tạo nên bóng khí làm phao hỗ trợ bơi xuôi theo dòng nước vào bờ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần lưu ý khi sơ cứu vết thương

Bs.Trần Văn Phúc - Bệnh viện đa khoa Saint - Paul -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm