Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nóng tai là gì và làm thế nào để không bị nóng tai?

Trong chúng ta, đôi khi gặp phải tình trạng nóng tai tại 1 thời điểm nào đó. Một số người mô tả là nóng tai là cảm giác như có lửa và bốc khói bay ra khỏi tai, một số người thực sự cảm thấy tai nóng theo nghĩa đen, tức là khi chạm vào thì thấy nóng. Vậy nguyên nhân là gì? Làm cách nào để tránh tình trạng này?

Nóng tai là gì?

Khi cảm thấy nóng tai, bạn sẽ để ý thấy da của tai chuyển sang màu hơi đỏ và có thể kèm theo cảm giác nóng rát. Đôi khi, một số trường hợp có thể cảm thấy đau khi chạm vào. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên tai.

Nóng tai không phải là một tình trạng độc lập xuất hiện. Thông thường, nóng tai đến từ một nguyên nhân nào đó cụ thể, dưới tác động của một số yếu tố. Mỗi yếu tố có định nghĩa và phương pháp điều trị riêng, mặc dù đôi khi các phương pháp điều trị có thể giống nhau.

Các nguyên nhân nóng tai bao gồm:

Cháy nắng

Tai có thể bị cháy nắng, giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Nóng tai có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, và khu vực quanh tai trở nên đỏ, hay rát, bị cháy nắng. Vết chát nắng có thể kéo dài trong 1 khoảng thời gian vài ngày, tùy thuộc vào mức độ cháy nắng.

Cảm xúc

Đôi khi tai nóng lên do phản ứng mạnh mẽ của một cảm xúc nào đó, chẳng hạn như tức giận, xấu hổ hoặc lo lắng. Tai của bạn sẽ hạ nhiệt sau khi bạn bình tĩnh và cảm xúc trở lại bình thường.

Thay đổi nhiệt độ

Ở nhiệt độ quá lạnh, cơ thể có thể gây hiện tượng co mạch, làm giảm lưu lượng máu đến bề mặt cơ thể. Má, mũi và tai khi đó đều có thể bị co mạch. Đối với những người trượt tuyết, trượt ván và tham gia các hoạt động ngoài trời chẳng hạn, tai có thể bị đỏ do cơ thể thích nghi với nhiệt độ và cố gắng tự điều chỉnh lưu lượng máu.

Viêm tai

Cả trẻ em và người lớn đều dễ bị viêm tai, với các triệu chứng khác nhau. Người lớn thường chỉ bị đau tai, chảy dịch từ tai và giảm thính lực. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn và mất thăng bằng. Viêm tai thường xảy ra ở tai giữa và do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Thay đổi nội tiết tố

Nóng tai có thể là kết quả của thời kỳ mãn kinh hoặc những thay đổi nội tiết tố khác, chẳng hạn như những thay đổi do thuốc được sử dụng để hóa trị (ung thư). Một cơn bốc hỏa có thể khiến bạn cảm thấy nóng khắp người và khi đó xuất hiện nóng tai. Các triệu chứng thường giảm dần theo thời gian.

Hội chứng tai đỏ (RES)

Hội chứng tai đỏ (RES) là một tình trạng hiếm gặp liên quan đến đau rát trong tai. Nó có thể xảy ra do các hoạt động bình thường hàng ngày, chẳng hạn như căng thẳng, cử động cổ, chạm, gắng sức và gội đầu hoặc chải tóc. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai và đôi khi kèm theo chứng đau nửa đầu. RES có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ và có thể xảy ra nhiều lần trong ngày hoặc xuất hiện lại sau vài ngày. Đặc biệt, RES rất khó điều trị và nó có thể từ khó chịu nhẹ đến gây đau nhiều.

Bệnh đau đỏ đầu chi

Một tình trạng hiếm gặp khác là tình trạng đau ban đỏ (còn gọi là chứng đau ban đỏ hoặc EM), được đặc trưng bởi tình trạng đỏ và đau rát ở một hoặc nhiều chi. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó chỉ xảy ra ở mặt và tai. Bệnh thường xuất hiện khi tập thể dục nhẹ hoặc nhiệt độ ấm tác động. Cơn đau thường rất dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong một số trường hợp hiếm, tình trạng bệnh có thể do một nguyên nhân tác nhân cụ thể gây ra.

Điều trị nóng tai như thế nào?

Vì cách điều trị nóng tai phụ thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ cần xác định tình trạng bệnh lý cơ bản trước khi tiến hành điều trị. Nếu bạn không chắc chắn về lý do gây nóng tai và ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống hàng ngày, hãy để bác sĩ tư vấn.

Một số nguyên nhân có cùng cách điều trị, và một số nguyên nhân khác có thể trở nên trầm trọng hơn nếu điều trị sai cách. Ví dụ sử dụng nước đá và ngâm mình trong nước lạnh mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó lại có thể gây hại khi được sử dụng để điều trị chứng đau ban đỏ đầu chi.

Cháy nắng

Sử dụng kem chống nắng hoặc mũ để phòng ngừa. Sau khi bị cháy nắng, sử dụng lô hội, kem hydrocortisone và chườm đá có thể thúc đẩy quá trình chữa lành.

Thay đổi nhiệt độ

Bảo vệ tai bằng mũ lưỡi trai hoặc bịt tai. Hãy nhớ rằng cháy nắng cũng có thể xảy ra trong thời tiết lạnh, đặc biệt nếu ánh sáng mặt trời bị phản xạ trên bề mặt tuyết hoặc băng.

Viêm tai

Viêm tai có thể tự giảm sau vài ngày. Chườm ấm hoặc thuốc giảm đau có thể hữu ích. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thay đổi nội tiết tố

Trong tùy điều kiện thời tiết, nên lựa chọn mặc quần áo theo nhiều lớp để bạn có thể cởi bỏ hoặc mặc thêm khi cần thiết. Tránh sử dụng caffeine, rượu và thức ăn cay.

Hội chứng tai đỏ

Các triệu chứng có thể được điều trị bằng phương pháp điều trị thông thường, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid hoặc chườm đá, hoặc điều trị theo đơn thuốc như sử dụng gabapentin hoặc propranolol.

Đau ban đỏ đầu chi

Hãy nâng cao hoặc làm mát phần cơ thể bị ảnh hưởng mà không dùng nước đá hoặc ngâm nước lạnh vì phương pháp này có thể gây tổn thương thêm. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc kê đơn, chẳng hạn như gabapentin hoặc pregabalin.

Tóm lại

Nóng tai có thể do một số yếu tố nào đó gây ra. Do đó, cách nhìn nhận khác nhau tùy theo tình trạng gây ra khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Một số tình trạng, chẳng hạn như cảm xúc tâm lý mãnh liệt, viêm tai và cháy nắng là khá phổ biến và dễ điều trị. Những trường hợp khác chẳng hạn như hội chứng tai đỏ rất hiếm gặp và các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tìm hiểu nguồn gốc và cách điều trị.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp phải tình trạng này và bạn thấy ảnh hưởng của nó ngày càng nặng nề tới chất lượng cuộc sống. Nói rõ với bác sĩ những triệu chứng bạn gặp phải, bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác, hợp lý và hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại: Ráy tai nói gì về sức khỏe của bạn?

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

Xem thêm