Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thừa cân, béo phì khi mang thai và những biến chứng...

Khi mang thai, nếu chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu không đúng, có thể bị thừa cân, béo phì.

Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng phụ nữ thừa cân/béo phì khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, đặc biệt là khi có béo phì kết hợp với đái tháo đường.

Các nghiên cứu gián tiếp cho thấy béo phì khi mang thai thường kết hợp với một số biến chứng, và nguy cơ bị biến chứng tăng lên theo mức độ béo phì.

Nguyên nhân là do các nội tiết tố thay đổi (tăng nồng độ insulin, androgen và leptin). Thêm vào đó, các mô mỡ là những cơ quan nội tiết chứa các yếu tố tiền viêm (adipokine), các yếu tố này có thể làm rối loạn chức năng của hệ thống biểu mô mạch máu ở người mẹ và rau thai, dẫn đến các biến chứng nặng khi mang thai.

Thế nào là thừa cân, béo phì khi mang thai?

Hầu hết cân nặng của phụ nữ đều tăng khi mang thai do sự phát triển của thai, dịch ối và máu, những cân nặng tăng lên này sẽ bị mất đi khi sinh.

Để biết thừa cân hay béo phì, cần phải kiểm tra chỉ số cơ thể (BMI) trước khi mang thai. Nếu BMI từ 25 đến 29,9 trước khi mang thai nghĩa là bạn bị thừa cân.

Nếu BMI tăng 3 đơn vị (tương đương 9 kg với người có độ cao trung bình) giữa các lần mang thai thì sẽ tăng đáng kể nguy cơ tiền sản giật, tăng huyết áp, đái tháo đường, sinh khó.

Nếu BMI từ 30 trở lên trước khi mang thai thì bạn bị béo phì.

Khi mang thai cần tránh để thừa cân, béo phì.

Và những biến chứng …

Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, nhiều khả năng phụ nữ mang thaisẽ gặp các vấn đề y khoa hơn những phụ nữ mang thai có cân nặng bình thường. Càng thừa cân nhiều thì mức độ rủi ro càng cao. Những rủi ro này bao gồm:

Trước khi sinh

Vô sinh/ khó thụ thai: Không thể có thai, khả năng thụ thai khó khăn do kinh nguyệt không đều, quá trình phóng noãn rối loạn (thường liên quan đến hội chứng buồng trứng có vách).

Khả năng thụ thai giảm là do tăng nồng độ insulin lên chức năng buồng trứng. Hơn nữa, ở phụ nữ béo phì thì việc điều trị hiếm muộn/ vô sinh cũng gặp khó khăn.

Sẩy thai: Xảy ra khá phổ biến là việc em bé chết trong tử cung trước 20 tuần của thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do phụ nữ béo phì thường có hội chứng buồng trứng nhiều vách/ kháng insulin, những thay đổi này dẫn đến biến đổi không tốt ở nội mạch tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai.

Tiểu đường thai kỳ: Đây là bệnh mà một số phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do tăng khả năng kháng insulin ở người béo phì.

Thông thường tình trạng tăng glucose sẽ tự hết sau khi sinh, tuy nhiên, phụ nữ béo phì có đái tháo đường khi mang thai sẽ tăng khả năng mắc đái tháo đường gấp 2 lần so với người bình thường.

Tiền sản giật: Cơ chế mà béo phì làm tăng nguy cơ tiền sản giật chưa thực sự rõ ràng, giả thuyết cho rằng tăng béo phì làm tăng nguy cơ bệnh bim mạch, tăng kháng insulin, tăng mỡ máu, tăng yếu tố viêm.

Nguy cơ sinh non: Trẻ chào đời trước 37 tuần tuổi.

Nguy cơ sinh muộn (kéo dài thời gian mang thai): Mang thai quá tuổi thai.

Sinh nhiều thai: Sinh đôi, sinh ba, do tăng nồng độ hormon FSH.

Nhiễm khuẩn tiết niệu: Thừa cân trước sinh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu lên 42%.

Sau khi sinh

Phụ nữ mang thai bị béo phì còn dễ bị nhiễm khuẩn sau sinh: như nhiễm khuẩn vết mổ, đường rạch, tử cung; chảy máu sau sinh; tăng nguy cơ tử vong sau sinh so với phụ nữ bình thường ở những người béo phì.

Những nguy cơ đối với thai nhi và khi sinh

Phụ nữ mang thai bị béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng đến thai nhi và trong quá trình sinh nở.

Dị tật bẩm sinh: Xuất hiện ở thai nhi rất cao, do các bà mẹ béo phì dễ mắc đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch. Các rối loạn chuyển hoá do đái tháo đường làm biến đổi môi trường tử cung, dẫn đến những biến đổi gen của phôi thai.

Những dị tật bẩm sinh bao gồm cả các khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh của não và cột sống. Những dị tật này rất khó phát hiện ở phụ nữ béo phì bằng siêu âm.

Thai chết lưu: Khi em bé chết trong tử cung trước khi sinh nhưng sau 20 tuần tuổi của thai kỳ.

Các biến chứng trong quá trình sinh: ở những phụ nữ mang thai bị béo phì, tăng cân nhiều thường thai nhi cũng nặng cân, to so với tuổi thai.

Điều này dẫn đến quá trình sinh nở gặp khó khăn nhiều hơn do thai to như đẻ khó do kẹt vai (khi vai thai nhi kẹt phía sau xương mu của mẹ sau khi đã sổ đầu) hay một số biến chứng khác phát sinh trong lúc đau đẻ, cần mổ lấy thai.

Phụ nữ béo phì cần làm gì để sinh con khỏe mạnh?

Chế độ dinh dưỡng: Điều chỉnh dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn được hợp lý, phù hợp với độ tuổi, cân nặng.

ThS. Đào Trường Giang - Theo Danviet.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm