Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những phương thuốc tự nhiên này sẽ giúp bạn chữa sâu răng hiệu quả ngay tại nhà

Sử dụng nước muối, dầu dừa, bột nghệ, tinh dầu đinh hương... sẽ giúp bạn giảm sâu răng trông thấy mà không cần tốn quá nhiều công sức.

Tại hội nghị khoa học Quốc gia ngành răng hàm mặt và triển lãm nha khoa quốc tế lần thứ 4, Việt Nam có đến 90% người dân mắc các bệnh về răng miệng. Ở giai đoạn tuổi 35-44, số người mắc bệnh răng miệng lên đến 98%. Với tỷ lệ khủng này, nghiễm nhiên nước ta được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cao nhất thế giới.

Trong các bệnh về răng miệng, sâu răng là một trong những căn bệnh cực phổ biến ở mọi độ tuổi. Không chỉ có trẻ em, người lớn, người cao tuổi cũng thường bị sâu răng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc chúng ta ít quan tâm đến chăm sóc sức khỏe răng miệng. Người Việt đặc biệt lười biếng trong việc khám răng miệng theo định kỳ. Đây dường như là tâm lý chung của chúng ta, chỉ khi có bệnh, thậm chí là bệnh nặng rồi mới bắt đầu tìm đến bác sĩ.

Thực tế thì việc thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng miệng đã có thể đem đến cho chúng ta hàm răng khỏe mạnh, sáng bóng. Sâu răng cũng có thể giảm và dần dần không còn cơ hội làm chúng ta đau nhức.

Dưới đây là một số phương thuốc tự nhiên bạn có thể sử dụng ngay tại nhà để giảm đau nhức, khó chịu khi bị sâu răng:

1. Dùng đinh hương

Đinh hương là một trong những thành phần quan trọng nhất để điều trị bất cứ vấn đề nha khoa gì, đặc biệt là sâu răng. Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), đinh hương có tính cay, ấm, không độc, đi vào kinh tỳ, vị, phế, thận.

'Đinh hương có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, ngăn chặn sâu răng lan rộng', lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.

Bạn có thể sử dụng đinh hương chữa sâu răng theo 2 cách:

- Một là, pha loãng 2-3 giọt tinh dầu đinh hương với ¼ muỗng cà phê dầu hạt mè. Cho hỗn hợp này vào miếng bông và thoa lên những chiếc răng bị sâu. Thực hiện vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

- Hai là, bạn có thể nhai một nhánh đinh hương, sau đó ngậm chặt miệng trong vòng vài phút sẽ giúp giảm sâu răng hiệu quả.

2. Dùng muối biển

Muối biển được sử dụng để điều trị sâu răng nhờ có tính chất sát trùng, kháng khuẩn. Muối biển cũng có tính giảm viêm, giảm đau, chống nhiễm trùng và ngăn chặn sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn trong miệng. Bạn có thể chữa sâu răng bằng muối biển theo các cách sau:

- Hòa tan 1 muỗng muối vào ly nước ấm. Súc miệng bằng nước muối liên tục trong vòng 1 phút, tập trung vào khu vực sâu răng. Thực hiện cách này 3 lần trong ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng do sâu răng trông thấy.

- Trộn ½ muỗng muối với một chút dầu mù tạt hoặc nước chanh, tạo thành hỗn hợp bột nhão. Xoa bóp nướu nhẹ nhàng với hỗn hợp này trong vòng vài phút, sau đó súc miệng với nước ấm. Thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ giúp diệt vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả.

3. Súc miệng với dầu

Súc miệng với dầu là một trong những cách chữa sâu răng, giảm chảy máu chân răng, loại bỏ hơi thở có mùi từ thời cổ xưa. Súc miệng bằng dầu sẽ giúp làm sạch miệng nhờ loại bỏ các vi khuẩn gây nên các vấn đề răng miệng. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

- Đưa một muỗng canh dầu mè vào trong miệng.

- Súc miệng với nó nhẹ nhàng trong vòng 20 phút.

- Nhổ ra ngoài, tránh nuốt phải dầu trong miệng.

- Súc miệng bằng nước ấm, có thể sử dụng nước muối ấm sẽ có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn.

- Đánh răng như bình thường.

- Thực hiện cách này vào buổi sáng, lúc bụng rỗng. Bạn có thể thay thế dầu mè bằng dầu dừa, dầu hướng dương.

4. Tỏi

Theo lương y Bùi Hồng Minh, tỏi là một thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng sinh mạnh, được sử dụng để giảm các triệu chứng đau nhức răng do sâu răng, giúp răng lợi khỏe mạnh. Bạn có thể sử dụng tỏi chữa sâu răng theo các cách:

- Nghiền nát 3-4 tép tỏi, trộn với ¼ muỗng muối. Lấy hỗn hợp này ấn và dán vào khu vực bị sâu răng. Để nguyên như vậy trong vòng 10 phút trước khi súc miệng. Thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần trong vài tuần sẽ giúp giảm sâu răng hiệu quả.

- Chà dầu tỏi vào khoang răng bị sâu để nhận được hiệu quả giảm đau ngay tức thì.

- Ăn tỏi sống thường xuyên cũng sẽ giúp răng bạn chắc khỏe, ít bị sâu răng hơn.

5. Cam thảo

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Natural Products của Hội Hóa học Mỹ, gốc cây cam thảo sẽ giúp răng bạn luôn khỏe mạnh. Trong cam thảo chứa hai hợp chất licoricidin và licorisoflavan A có tính kháng khuẩn cực mạnh, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Sử dụng cam thảo còn có tác dụng làm giảm mảng bám răng.

Lương y Bùi Hồng Minh cũng khẳng định, cam thảo là vị thuốc quen thuộc trong Đông y, Tây y. Trong Đông y, cam thảo có công dụng chính là bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị. Sử dụng rễ cam thảo có thể giúp giảm đau răng, chữa sâu răng hiệu quả. Bạn có thể Sử dụng bột rễ cam thảo khô để đánh răng hàng ngày sẽ giúp giảm đau nhức răng, sâu răng, hôi miệng…

6. Nghệ

Trong Ayurveda, củ nghệ thường được dùng để chữa đau nhức từ trong khoang răng. Nghệ có tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp răng lợi khỏe mạnh và ngăn ngừa sâu răng do nhiễm khuẩn. Dưới đây là một số cách chữa sâu răng từ nghệ bạn có thể áp dụng tại nhà:

- Rắc bột nghệ vào khoang của những chiếc răng bị sâu. Để nguyên như vậy trong vài phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.

- Trộn ½ muỗng bột nghệ với một chút dầu mù tạt, sau đó massage răng lợi của bạn. Để nguyên trong vòng 10 phút rồi nhổ ra ngoài.

Áp dụng 1-2 lần những cách này trong ngày sẽ giúp bạn giảm đau nhức răng, hôi miệng… do sâu răng hiệu quả mà không cần phải uống một viên thuốc giảm đau nào.

Sử dụng nước muối, dầu dừa, bột nghệ, tinh dầu đinh hương... sẽ giúp bạn giảm sâu răng trông thấy mà không cần tốn quá nhiều công sức.

Tiểu Nguyễn - Theo Afamily.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm