Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguyên nhân gây đau chân vào ban đêm

Đau chân là vấn đề gặp phải của hàng triệu người trên thế giới hàng ngày, từ cơn đau âm ỉ, đau nhói cho đến cảm giác ngứa râm ran ở chân

Với một số người, đau chân chỉ xảy ra vào buổi tối khi đi ngủ. Tình trạng này có thể gây cản trở giấc ngủ và khiến bạn không có một giấc ngủ ngon. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây đau chân vào ban đêm và các biện pháp điều trị tại nhà.

Viêm cân gan chân

Cân gan chân là các mô chạy từ phía mu bàn chân, qua gan bàn chân và đến gót chân. Khi cân gan chân bị căng hoặc bị giãn, có thể sẽ gây đau vùng bàn chân và gây viêm, đó chính là tình trạng viêm cân gan chân.

Các nguyên nhân chủ yếu gây viêm cân gan chân bao gồm:

  • Chứng bàn chân phẳng
  • Vòm bàn chân cao
  • Béo phì
  • Căng cơ bắp chân
  • Đứng lâu mà không có sự hỗ trợ thích hợp.

Viêm  cân gan chân thường sẽ nặng hơn vào buổi sáng

U thần kinh Morton

U thần kinh Morton là một tình trạng đau do bị chèn ép hoặc viêm các dây thần kinh quanh ngón cái. Tình trạng chèn ép này có thể dẫn đến cảm giác nóng rát và đau nhói ở bàn chân. Đau do u thần kinh Morton thường sẽ không nặng lên khi đi ngủ nhưng cơn đau có thể kéo dài cả ngày, đặc biệt là khi đi lại hoặc khi tạo áp lực lên bàn chân.

Những người bị u thần kinh Morton thường cũng sẽ bị:

  • Bàn chân phẳng
  • Vòm chân cao
  • Ngón cái hình búa
  • Biến dạng ngón chân cái

Mang thai

Trong quá trình mang thai, mỗi người sẽ hấp thu và xử lý canxi theo những cách khác nhau. Điều này sẽ làm thay đổi lượng canxi trong cơ thể, dẫn đến căng và đau phần chân và bàn chân.

Tiểu đường

Tăng đường máu cũng có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương theo thời gian. Những tổn thương này bao gồm cả các dây thần kinh ở bàn chân. Khi những tổn thương này nặng hơn, các triệu chứng sẽ bao gồm đau chân và ngứa râm ran ở chân.

 

Bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng là một tình trạng bệnh mạn tính có thể gây đau lan rộng và cứng, bao gồm cả đau ở bàn chân và các khu vực thường xuyên phải chịu áp lực và sử dụng quá nhiều. Vào buổi tối, giảm hormone chống viêm cortisol có thể làm cơn đau nặng hơn.

Chèn ép dây thần kinh

Chèn ép vào một số dây thần kinh ở mắt cá có thể gây ra hội chứng ống cổ chân. Chèn ép dây thần kinh toạ ở vùng lưng và chân cũng có thể gây đau bàn chân. Trong cả 2 trường hợp, áp lực lên các dây thần kinh thường sẽ nặng lên vào buổi tối và do đó, tình trạng đau cũng sẽ tăng lên khi đi ngủ.

Các yếu tố về lối sống

Rất nhiều trường hợp đau chân có thể là do tư thế khi đi bộ, ngồi và do đôi giày bạn sử dụng.

Các yếu tố về lối sống ảnh hưởng đến tình trạng đau chân bao gồm:

  • Ngồi quá lâu trong thời gian dài
  • Đứng, đi bộ hoặc chạy trong thời gian dài
  • Giày không hỗ trợ đúng cách
  • Ngủ ở một số tư thế không thích hợp
  • Cân nặng không hợp lý

Do giải phẫu bàn chân

Một số người bị đau chân nhiều hơn vào buổi tối vì cấu trúc bàn chân của họ khác biệt. Những người có vòm chân cao hoặc bàn chân bẹt thường bị tác động nhiều hơn bởi các tình trạng đau chân.

Các giải pháp điều trị đau chân tại nhà

Các tình trạng đau chân thường không cần đến gặp bác sĩ. Các giải pháp điều trị tại nhà có thể đủ để làm giảm đau chân

Uống đủ nước

Uống đủ nước trong suốt cả ngày có thể giúp bạn tránh được tình trạng chuột rút. Nước cũng có thể giúp loại bỏ dịch thừa ra khỏi cơ thể và do đó giảm nguy cơ sưng phù

Các bài tập giãn cơ

Các bài tập giãn cơ đơn giản với ngón cái và gót chân có thể giúp kéo giãn các cơ và gân quanh bàn chân. Các bước thực hiện:

  • Đặt bàn chân lên sàn nhà, mặt phẳng
  • Nhấc ngón cái lên và kéo ngón cái ra xa khỏi các ngón khác
  • Giữ trong 10 giây
  • Đưa ngón cái về vị trí cũ
  • Nhấc gót chân lên khỏi sàn, kiễng gót
  • Giữ trong 10 giây
  • Làm 3 lần, lặp lại nhiều lần trong ngày

Tập thể thao

Các động tác lặp lại khi đi bộ, chạy có thể khiến bàn chân của bạn bị đau, nhưng ngồi quá nhiều trong ngày cũng có thể gây đau chân. Cải thiện tuần hoàn ở vùng chân và kéo giãn các cơ ở bàn chân và cẳng chân bằng cách tham gia các hoạt động thể chất cường độ trung bình vài lần một tuần có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Chườm đá

Với những cơn đau nhói, đau âm ỉ, hãy cân nhắc đến việc chườm đá ở lòng bàn chân. Đảm bảo rằng bạn đã bọc đá lạnh trong khăn sặt để tránh tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da. Chườm khoảng 10 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày.

Mát xa

Mát xa nhẹ nhàng vùng bàn chân có thể giúp cải thiện tuần hoàn và giảm căng tức ở các cơ bắp và mô.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 điều cần biết về chuột rút bàn chân

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm