Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguy hiểm rình rập bé dưới 1 tuổi

Chỉ cần cha mẹ không chú ý những trường hợp này, bé có thể gặp ngay nguy hiểm.

Khi trẻ ở trên giường hoặc sofa

Ngã khỏi giường hoặc ghế sofa là một cảnh dễ gặp ở các gia đình có trẻ nhỏ. Bé dưới 1 tuổi thường biết lăn sớm hơn bạn nghĩ, thậm chí một số trẻ có khả năng bẩm sinh uốn cong lưng hoặc vặn xương chậu của mình, từ đó dễ biết lăn người sớm.

Tuy ngã từ giường hoặc ghế sofa thường không dẫn đến chấn thương nghiêm trọng vì khi ngã trong tư thế lăn người thì các tác động sẽ phân phối trên khắp cơ thể của bé ở các vị trí chân, lưng và cánh tay nhưng việc đó có thể khiến bé sợ hãi.

Cách bảo vệ bé: Không bao giờ đặt con lên bề mặt cao, trừ khi bạn đang ở bên con. Bạn luôn phải giám sát con liên tục, cũng như cần ở đủ gần để chạm vào con bất cứ lúc nào. Nếu bạn phải đặt bé xuống cho một phút, nên để con lên thảm, sàn nhà hơn là trên giường hoặc ghế sofa.

Cha mẹ thường để bé tập đứng trên ghế sofa

Không cẩn thận khi lên cầu thang

Mất thăng bằng trong khi đi lên hoặc xuống cầu thang với một em bé dưới 1 tuổi trên tay quả là tình huống đáng sợ với mọi cha mẹ nhưng lại rất thường gặp. Việc vấp ngã khi đi cầu thang khi đang bế con có thể sẽ khiến cả bố mẹ và bé gặp phải một số chấn thương đơn giản.

Cách bảo vệ bé: Cố gắng giảm thiểu những lần phải bế bé lên xuống cầu thang. Nếu bạn chỉ đi một chút, tốt nhất để con tại một vị trí an toàn có thể quan sát, còn ở đầu bên kia bạn làm công việc nhà. Nếu bạn cần bế con đi cùng, đeo túi địu phía trước là một ý tưởng hay, nhờ vậy bạn có ít nhất một bàn tay tự do bám vào lan can cầu thang.

Cố gắng không làm nhiều việc một lúc khi đang bế trẻ, ví dụ  không nên nghe điện thoại, bê đồ ở tay bên kia… vì trẻ sơ sinh không kiểm soát cổ tốt, và bạn cần phải đặt tay sau đầu để đỡ bé. Cuối cùng, là việc lựa chọn giày dép. Giày cao gót, dép xỏ ngón, và tất trơn là những sự lựa chọn không an toàn, hãy đi bằng chân trần hoặc giày có độ bám tốt.

Leo cầu thang là một trong những 'sở trường' của các bé

Để ghế ngồi của con lên bề mặt cao

Cho dù không phải loại ghế ăn nào cũng cho phép bạn đặt lên các bề mặt khác, nhưng cha mẹ vì thói quen thường cho bé ngồi ghế rồi để trên bàn nhà bếp, ghế nhà hàng, quầy thanh toán, giường và giữ cho con ngang tầm mắt mình.

Đây là hành động rất nguy hiểm, bởi bạn không bao giờ biết khi nào một em bé dưới 1 tuổi sẽ ngọ nguậy đủ mạnh để lôi ghế ra rìa, hoặc bạn, hoặc một người nào khác, hay thú cưng có thể đụng vào và khiến chiếc ghế bị đổ nhào.

Cách bảo vệ bé: Luôn luôn đặt bất kỳ loại ghế trẻ sơ sinh nào lên trên sàn có bề mặt bằng phằng, và chắc chắn có dây đai an toàn. Trẻ nhỏ rất dễ rơi ra nếu ngọ nguậy liên tục, bạn càng phải đảm bảo giữ chặt bé ngồi trên ghế.

Bé có thể lăn xuống đất nếu mẹ để bé ở lại một mình trên bàn

Để bé lại trên bàn thay tã

Nếu bạn đang thay tã cho con, và chỉ đi đâu đó vài giây để lấy đồ còn thiếu. Thời gian đó đủ để bé lăn khỏi bàn và rơi xuống sàn nhà. Độ cao của bàn thay tã có thể khiến bé gặp chấn thương khá nghiêm trọng.

Cách bảo vệ bé: Đừng bao giờ để con một mình trên bàn thay tã vì nó quá nguy hiểm. Hãy chắc chắn bạn có tất cả mọi thứ mình cần trước khi bạn bắt đầu thay tã cho con để không phải chạy đi chạy lại lấy đồ. Nếu bạn quên mất gì đó, hãy mang cả con theo để lấy.

Thậm chí nếu bàn thay tã có gờ ở cạnh cũng không đủ để ngăn trẻ sơ sinh bị lăn ngã. Nếu em bé của bạn bắt đầu trườn, bò hoặc di chuyển linh hoạt, bạn có thể đặt con lên thảm trên sàn nhà và thay tã cho bé ở đó.

Ngọc Dung - Theo Afamily.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm