Bệnh ghẻ là gì?
Bệnh ghẻ là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, khăn lau, bồn tắm, ngủ chung giường, dùng chung chăn, màn, gối với người bệnh…
Bệnh ghẻ do một loại côn trùng ký sinh trên da có tên là Sarcoptes scabiei, hominis (cái ghẻ) gây ra. Ghẻ có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng gặp nhiều nhất vào mùa xuân – hè.
Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng ghẻ ngứa khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi do ngứa ngáy, mất tự tin trong cuộc sống và giao tiếp. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ghẻ là gì?
Nguyên nhân bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ do kí sinh trùng Scarcoptes scabiei hominis – cái ghẻ gây ra. Đây là bệnh ngoài da rất dễ lây lan, nhất là ở những nơi kém vệ sinh.
Triệu chứng của bệnh ghẻ như thế nào?
Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu sau khoảng 2 tuần người bệnh nhiễm ký sinh trùng. Bệnh nhân bị ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động và tập thể dục thể thao. Ngứa khiến người bệnh gãi nhiều làm tổn thương da gây nhiễm trùng.
Tại vùng da tổn thương có nhiều đường hầm hơi gồ , ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám ở kẽ tay, chân, cổ tay chân trẻ sơ sinh. Có nhiều mụn nước hơi lồi ở kẽ ngón tay.
Bệnh thường gặp ở kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, nếp lằn mông, chân, sinh dục ngoài… Đầu, cổ, lưng không bị nhiễm bệnh.
Điều trị bệnh ghẻ
-Để điều trị bệnh ghẻ đạt hiệu quả cao cần phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực ngay từ đầu và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị của bác sĩ da liễu.
-Vì bệnh ghẻ rất dễ lây lan nên cần điều trị kết hợp cho cả bệnh nhân và điều trị cho những người sống chung.
-Tổng vệ sinh quần áo, giường chiếu, chăn màn.
-Sử dụng thuốc bôi vào buổi tối, bôi trước khi đi ngủ, bôi như bôi dầu bóng, sử dụng 3 ngày liên tục mới được tắm giặt, thay quần áo.
-Không được sử dụng các thuốc có độc tính đối với cơ thể để điều trị ghẻ.
-Tránh gãi, chà xát làm nhiễm trùng da.
-Kết hợp điều trị tại chỗ và sử dụng các loại thuốc uống toàn thân khác như kháng histamine, vitamin B, C… Việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?