Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của bệnh vẩy nến vẫn chưa được rõ ràng, tuy nhiên có thể cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố gene và rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Bệnh có xu hướng di truyền, nhưng không phải người nào mắc bệnh này cũng đều có người thân trong gia đình bị bệnh. Ngoài ra, bệnh còn chịu tác động của các yếu tố từ bên ngoài làm khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm như: chấn thương, nhiễm trùng, stress, sử dụng một số thuốc đặc biệt, các thuốc chứa thành phần corticoid.
Bệnh có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các mảng đỏ trên da, bong vẩy khô, màu trắng hoặc đục, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường gặp ở trên thân mình, tay chân, da đầu,... những vùng da thường xuyên bị cọ sát. Ở trẻ em cũng thường gặp vẩy nến thể giọt với biểu hiện trên da là các sẩn đỏ hình giọt nước rải rác, thường xuất hiện sau một bệnh nhiễm trùng mũi họng hoặc có thể sau tiêm vắc-xin. Ngoài các biểu hiện trên da, bệnh vẩy nến có thể biểu hiện sưng và đau khớp (viêm khớp), nhưng ít phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn và biểu hiện ở móng như dày sừng dưới móng, tách móng, vàng móng, móng xù xì, rỗ móng...
Tổn thương trên da ở bệnh nhân vẩy nến.
Sẹo vẩy nến hình thành như thế nào?
Bệnh vẩy nến trải qua 3 thời kỳ bùng phát, thuyên giảm, ổn định. Sau khi bùng phát, sự đổi về màu da thường kéo dài trong một thời gian. Sự đổi màu này không phải là một vết sẹo mà là sự thay đổi sắc tố sau viêm.
Nếu việc điều trị hiệu quả, bệnh vẩy nến không có khả năng gây ra sẹo. Tuy nhiên, sẹo có thể hình thành khi người bệnh gãi gây tổn thương vùng da vẩy nến. Sẹo thường không dẫn đến các biến chứng, nhưng có thể khiến bệnh nhân mặc cảm và không tự tin vào vẻ bề ngoài của mình. Sẹo vẩy nến hình thành trên da đầu có thể dẫn đến rụng tóc. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra.
Phải làm gì?
Vẩy nến là một bệnh mạn tính, đến nay chưa có phương pháp giúp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể kiểm soát được. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng. Các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc bôi tại chỗ. Trường hợp vẩy nến nặng hơn (những tổn thương nghiêm trọng hoặc nhiều tổn thương), có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc đường toàn thân. Trong một số trường hợp, quang trị liệu (sử dụng tia UVA, UVB, laser) cũng được áp dụng điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến.
Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh vẩy nến. Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dưỡng chất, trong đó nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, kẽm, acid folic, beta caroten,... hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột và đường, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo là hạn chế các đợt bùng phát, đồng thời kiểm soát các triệu chứng khi đợt bùng phát xảy ra. Một số biện pháp phòng ngừa như: kiểm soát các yếu tố kích ứng - nếu tình trạng căng thẳng, các loại thực phẩm hoặc hút thuốc lá có thể kích hoạt đợt bùng phát mới, hãy cố gắng tránh các yếu tố này. Ngoài ra, việc tập thể dục như vận động nhẹ, yoga, thiền có thể giúp giảm căng thẳng. Tránh gãi vì các tổn thương da do trầy xước có thể khiến mô sẹo hình thành. Sử dụng kem và thuốc mỡ được bác sĩ khuyến nghị có thể giúp giảm ngứa và các khó chịu khác. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài ngay cả khi trời không nắng. Ngoài ra, cần lưu ý một số loại thuốc như retinoids có thể làm tăng nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Lưu ý: Bệnh nhân vẩy nến không được tự ý dùng thuốc (đặc biệt là các thuốc Đông y, gia truyền, thuốc chứa thành phần corticoid), tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và thường xuyên đến tái khám theo hẹn.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bệnh vảy nến kéo dài bao lâu?
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.